Khả năng chi tiêu của người Việt đang tăng rất mạnh
Vì sao người Việt hay bị mất tiền trong tài khoản cá nhân? | |
Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt | |
Người Việt vẫn dè dặt xuống tiền mua ô tô dù giá giảm mạnh |
Xu hướng tiêu dùng kết nối sẽ lên ngôi
Trả lời câu hỏi PV về những xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam, bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc nghiên cứu Công ty Nielsen Việt Nam cho rằng, với sự phát triển khoa học và công nghệ số ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, thì khối khách hàng kết nối và mua hàng đa kênh đang rất tiềm năng.
Giải thích rõ hơn về vấn đề này, bà Hà cho biết, nghiên cứu của Nielsen đã chỉ ra rằng, hiện số lượng người sử dụng điện thoại di động đã nhiều hơn dân số, đặc biệt điện thoại thông minh đang chiếm tới hơn 80% đối với nhóm người sử dụng ở thành thị, còn nông thôn là hơn 50%. Đây được xem là yếu tố cơ bản giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng kết nối nhiều hơn thông qua các phương tiện công nghệ tiến tiến.
Cũng theo bà Hà, nhờ công nghệ mà người tiêu dùng có thể ngồi một chỗ nhưng vẫn dễ dàng đặt mua hàng ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Nhu cầu mua sắm của người Việt ngày càng tăng cao. Ảnh minh họa |
Một thống kê cũng được Giám đốc nghiên cứu Công ty Nielsen Việt Nam đưa ra là, lượng người tiêu dùng kết nối đang tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 2011 toàn cầu 800 triệu người tiêu dùng kết nối. Ở châu Á Thái Bình Dương khoảng 400 triệu người. Tuy nhiên, đến năm 2025, con số này dự kiến sẽ tăng đáng kể, ước tính toàn cầu sẽ là 3 tỷ người, đóng góp ở mức 53% trong tất cả chi tiêu toàn thế giới. Qua con số này, một lần nữa khẳng định rằng đối tượng người tiêu dùng đa kênh ngày càng phổ biến và rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển được khối khách hàng này, Giám đốc nghiên cứu Công ty Nielsen Việt Nam cũng chia sẻ, trong 3 – 4 năm trở lại đây người tiêu dùng quan tâm khá nhiều đến sức khỏe, và thực phẩm là tiêu chí hàng đầu mà khách hàng chú ý. Đây có thể xem là mấu chốt quan trọng để doanh nghiệp phát triển và đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu chung của người tiêu dùng.
Bên cạnh những thuận lợi về mua sắm trực tuyến thì hoạt động này vẫn còn nhiều trở ngại. Theo bà Hà, mua sắm online có mức độ an toàn chưa cao. Đặc biệt, các rủi ro bị hack khi chuyển tiền, hay lo ngại về chất lượng có thể khác so với quảng bá, giá cả…vẫn đang cản trở người tiêu dùng.
Theo thống kê, trên thế giới trung bình khoảng 54% khách hàng cảm thấy mức độ an toàn khi mua hàng online, nhưng tại Việt Nam mức độ này lại thấp hơn chỉ khoảng 34%.
Người tiêu dùng Việt đang mong muốn được chi tiêu nhiều hơn
Cũng liên quan đến xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam, ông Chaitanya Reddy – Giám đốc Nghiên cứu Công ty TNS Việt Nam cho rằng, hiện người Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thông tin các sản phẩm mong muốn mua qua khá nhiều kênh từ phương tiện truyền thông, tivi hay truy cập web…
Theo nhận định của ông Chaitanya Reddy, Việt Nam hiện nay đang chứng kiến sự gia tăng về thu nhập, điều này kích thích người tiêu dùng mua sắm và mong muốn trải nghiệm những sản phẩm mới. Cùng với đó, họ cũng mong muốn chi tiêu nhiều hơn, nhưng phải nhận được nhiều giá trị hơn từ sản phẩm đó.
Ông Chaitanya Reddy cũng đưa ra một nhận định khá tích cực rằng, hiện hàng hóa của Việt Nam đã tăng hơn về giá trị, cũng như chất lượng. Nếu trước đây người Việt Nam chỉ thích những sản phẩm mang thương hiệu quốc tế, thì nay các sản phẩm Việt đã thu hút hơn và có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
Trả lời về khả năng chi trả của người tiêu dùng Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ông Chaitanya Reddy - Giám đốc Nghiên cứu Công ty TNS Việt Nam cho rằng, hiện Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng về thu nhập, nên họ mong muốn trải nghiệm nhiều hơn những sản phẩm mới. Chính vì vậy, khả năng chi tiêu của người Việt Nam đã tăng rất cao so với các nước trong khu vực.
“Hiện nay mua sắm online và trực tuyến đang đón nhận rất nhiều thương hiệu lớn và thương hiệu có tên tuổi góp mặt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm của một số doanh nghiệp chưa thể kiểm soát được chất lượng. Chính vì vậy người tiêu dùng phải thông minh và cẩn thận lựa chọn thương hiệu mà mình đang xem xét, lựa chọn để tránh những rủi ro đáng tiếc”, ông Chaitanya Reddy nhận định.
Đồng quan điểm này, bà Đặng Thúy Hà cho biết, nếu trước đây nhiều quan niệm cho rằng, chỉ có những người có thu nhập cao mới chú ý nhiều đến việc mua sắm, thì hiện xu hướng này đã không còn đúng.
Theo lý giải của bà Hải, trên thực tế có khá nhiều người thu nhập cao nhưng họ không sẵn sàng chi tiêu, họ không có lối sống hiện đại để mua sắm online… Vì vậy, người tiêu dùng kết nối không nhất thiết phải có thu nhập 'khủng', quan trọng là họ sẵn sàng đón nhận xu hướng công nghệ mới và sẵn sàng chi tiêu.
Theo Yến Nhi/Vnmedia
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34