Huyền tích về ngôi chùa gắn liền với 2 vị vua nổi tiếng của Việt Nam
Bí ẩn về ngôi đình nằm dưới đáy giếng cổ | |
Phố Lãn ông: Thương hiệu chợ thuốc Đông y nức tiếng Hà Thành |
Hầu như ngôi chùa nào ở Bắc Bộ cũng lưu giữ những truyền thuyết riêng, nhưng hiếm thấy ngôi chùa nào có nhiều truyền thuyết được ghi trong chính sử như chùa Thánh Chúa. Bởi, đây là ngôi chùa có quan hệ mật thiết với hai vị vua nổi tiếng là bậc minh quân trong lịch sử: Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Giữa không gian phố thị tấp nập, Chùa Thánh Chúa lặng lẽ nép mình giữa những giảng đường của Đại học Quốc Gia Hà Nội và trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội (thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy). Ngôi Chùa không bề thế không nguy nga nhưng ủ ấp trong dáng dấp trầm mặc cổ kính là sự thanh tịnh và linh thiêng. Với tuổi đời gần một thiên niên kỷ, Chùa Thánh Chúa đã trải qua những thăng trầm của lịch sử với biết bao biến động.
Chùa Thánh Chúa gắn liền với 2 vị minh quân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (Ảnh: M.T) |
Chùa được xây dựng thời Lý, trước năm 1064, tại làng Vòng, một làng cổ, nơi sản sinh ra cốm Vòng nổi tiếng. Sau chùa trở thành di tích chung của hai phường Dịch Vọng và Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
Nói về ngôi chùa nổi tiếng này, từ xa xưa người dân nơi đây đã lưu truyền câu ca dao: “Ngàn năm nay có mấy chùa/ Có chùa Thánh Chúa hai vua tôn thờ”. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì chùa đã có từ trước năm 1064, đã là nơi lui tới của hai vua triều Lý và triều Lê.
Tương truyền, lúc bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi 40 mà chưa có con trai nối dõi, sai tri hậu nội thần Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang sinh hoàng tử Càn Đức - tức Nhân Tông”.
Theo sử sách ghi lại, gần 400 năm sau, chùa lại là nơi ẩn tích của bà Ngô Thị Ngọc Giao cùng con là thái tử Lê Tư Thành, bởi loạn Nghi Dân. Sau loạn, thái tử được hai vị tôi trung thành của triều đình là Đinh Liệt và Nguyễn Xí rước về lên ngôi hiệu là Lê Thánh Tông. Sau vua nhớ ơn đã phong tặng cho sư sãi và trùng tu lại chùa.
Văn bìa tại chùa Thánh Chúa (Ảnh: M.T) |
Trong những năm tháng kháng chiến chống quân Pháp – Mỹ xâm lược của dân tộc ta sau này, chùa trở thành địa điểm kết của nghĩa quân, là nơi đề ra kế hoạch phục giết tên quan năm Pháp ngày 19 tháng 5 năm 1883. Đây cũng là nơi tập kết của du kích hồi kháng chiến 9 năm, là trạm giao liên, là trụ sở của Quận uỷ Trấn Tây, địa điểm liên lạc giữa Quận uỷ và Thành uỷ Hà Nội, giữa vùng tạm chiến và vùng tự do.
Vào năm 1959, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thấy hội trường xây trước cửa tam quan của chùa Thánh Chúa, Người đã đề nghị dỡ bỏ. Năm 1989, Chùa Thánh Chúa được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử - văn hóa.
Ngoài gắn liền với 2 vị vua nổi tiếng trong lịch sử, chùa Thánh Chúa còn được nhiều người biết đến và đem lòng ngưỡng mộ bởi nơi đây có vị Ni trưởng trụ trì hơn 100 tuổi. Ni trưởng Thích Đàm Văn, vốn là người quê Thạch ni trưởng Thích Đàm Văn đã xuất gia nương nhờ cửa phật từ khi lên sáu. Sau hai chục năm tu tập, ni cô Đàm Văn về làm trụ trì tại Chùa Thánh Chúa.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, kể từ đó ni cô Đàm Văn đã phải vất vả nhọc nhằn gìn giữ, bảo vệ và phát triển để ngôi chùa có được hình dáng và tên tuổi như ngày hôm nay. Mới đây, vào tháng 7/2019, Ni trưởng đã thu thần biên tịch, trụ thế 105 tuổi. 105 năm tuổi đời, 100 năm tu tập, Ni trưởng đã cống hiến cả đời mình cho Phật pháp, cho chúng sinh và cho ngôi Chùa Thánh Chúa.
Với lịch sử thâm trầm cùng những điểm nhấn độc đáo, đặc sắc, Chùa Thánh Chúa ngày càng được nhiều người biết và thường xuyên lui tới để kiếm tìm sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07