-->

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, huyện Nghi Lộc đã vươn lên trở thành huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao
Nghệ An sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật "Hào khí sông Lam" chào đón năm mới 2024 Hiệu quả phát triển rừng và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lâm nghiệp ở Nghệ An Nghệ An: Công nhân lao động mong đợi thưởng Tết

Chỉ đạo sát thực, vận động tốt sức dân

Huyện Nghi Lộc triển khai xây dựng NTM trong điều kiện một huyện nông nghiệp có xuất phát điểm thấp. Nguồn lực đầu tư cho phát triển cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu. Phát triển công, nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; đời sống nhân dân còn khó khăn... Xác định xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính lâu dài, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, thế nên hơn 10 năm qua, huyện Nghi Lộc đã tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng NTM. Đến nay, huyện Nghi Lộc đã đạt chuẩn huyện NTM và đang phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao
Huyện Nghi Lộc phát triển toàn diện sau hơn 10 năm xây dựng NTM

Trong năm 2023, huyện Nghi Lộc tiếp tục đạt và vượt các mục tiêu đề ra với những kết quả nổi bật trong xây dựng NTM. Để có được kết quả đó, huyện đã bám sát cơ sở và chỉ đạo sâu sát. Trong năm, cấp ủy, chính quyền huyện đã tổ chức 15 cuộc làm việc với các địa phương để giao trách nhiệm, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể trong xây dựng NTM. Chính quyền huyện đã xây dựng kế hoạch với nhiệm vụ chi tiết, lộ trình cụ thể và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo. Trên cơ sở đó, 28/28 xã đã rà soát, đánh giá cụ thể kết quả thực hiện 19 tiêu chí NTM, đặc biệt là 12 xã đăng ký về đích NTM nâng cao năm 2023, từ đó xây dựng kế hoạch, tiến độ và thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ.

Ban chỉ đạo NTM của huyện đã tổ chức 38 cuộc làm việc trực tiếp với Ban chỉ đạo xây dựng NTM các xã để cho ý kiến về các vấn đề cụ thể, chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong xây dựng NTM và giao trách nhiệm cho địa phương, các phòng, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ. HĐND huyện tiếp tục ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM.

Cụ thể: Huyện Nghi Lộc hỗ trợ xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia với mức 500 triệu đồng/trường; hỗ trợ xây dựng mới các nhà văn hóa xóm sau sát nhập; hỗ trợ xây dựng mô hình cải cách hành chính (mỗi năm 3 xã, mỗi xã 100 triệu đồng); hỗ trợ xây dựng mới trụ sở làm việc công an các xã; hỗ trợ mô hình xây dựng nhà lưới ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, củ quả, ứng công nghệ tưới nhỏ giọt (50.000 đồng/m2); hỗ trợ 6.873 tấn xi măng để làm đường giao thông nông thôn. Cùng với đó, huyện và các xã tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM, kêu gọi nhân dân, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh công cuộc xây dựng NTM.

Cấp uỷ, chính quyền, nhân dân chung sức xây dựng NTM, nhiều xã đã triển khai, phát động, huy động tốt sức dân. Nhân dân đã tích cực hiến đất, phá dỡ tường bao, đóng góp nguồn lực để xây dựng đường giao thông nông thôn đạt chuẩn, xây dựng mới nhà văn hóa xóm, bổ sung nâng cấp các thiết chế văn hóa, thể thao, dụng cụ tập thể thao ngoài trời.

Tham gia phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM, đô thị văn minh” đoàn viên thanh niên đã tập trung triển khai “Ngày Chủ nhật xanh” thu gom rác thải, cải tạo các điểm đen về môi trường; chăm sóc cây xanh trong khuôn viên cơ quan, đơn vị và các tuyến đường; ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực công sở, đài tưởng niệm, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương nội đồng; tổ chức trồng cây xanh, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường, triển khai công trình thắp sáng đường nông thôn, xây dựng tuyến đường hoa thanh niên, ...

Chính quyền phối hợp vận động người dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với tổng giá trị tiền mặt đóng góp hơn 6,3 tỷ đồng, góp 2.600 ngày công, hiến 12.000m2 đất; làm mới và sửa chữa 16 km đường giao thông liên xã, thôn xóm.

Những con số biết nói

Trong năm 2023, huyện Nghi Lộc đã huy động tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông huyện, xã, thôn xóm. Trong đó, huyện đã cấp 9.872,83 tấn xi măng (tỉnh 3.000 tấn, huyện 6.872,83 tấn) để làm đường giao thông nông thôn. Toàn huyện đã làm được 53,7 km đường giao thông nông thôn tập trung tại các xã Nghi Thái, Nghi Trường, Nghi Phong, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Thịnh,...

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao
Giao thông nông thôn ở các xã vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng đều được đầu tư xây dựng đồng bộ

Các xã đã tích cực lồng ghép các nguồn vốn cùng với huy động nội lực sức dân để xây dựng, nâng cấp được 27,4 km kênh mương; huy động 86.500 ngày công tham gia tu sửa, khơi thông, nạo vét kênh mương với khối lượng đào đắp 77.500 m3; đắp tu bổ bờ vùng, bờ thửa với khối lượng 48.100 m3; sữa chữa, nâng cấp 7 trạm bơm, 3 hồ đập, hàng trăm km bờ vùng, bờ thửa nội đồng phục vụ cho yêu cầu sản xuất.

Tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện đảm bảo ổn định phục vụ sản xuất và dân sinh. Trong đó, lắp thêm 7 trạm biến áp mới; cải tạo, thay mới 45 máy biến áp; nâng cấp, cải tạo 20km đường dây trung thế, hạ thế; xuất tuyến đường dây cho 35 trạm trên địa bàn; thay thế làm mới 150 cột điện hư hỏng cho toàn huyện.

Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật như: Xây mới và đưa vào sử dụng 175 phòng, trong đó 112 phòng học tập, 63 phòng quản trị, hỗ trợ, phụ trợ khác; 4 nhà tập đa chức năng, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố, đạt chuẩn 3 cấp học là 1.368/1.414 phòng học, đạt tỷ lệ 97%; nâng cấp, sửa chữa trạm y tế các xã.

Hiện nay, huyện Nghi Lộc có 30 mô hình nhà lưới sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tự động, với diện tích trên 78.323 m2, tổng kinh phí đầu tư 36,879 tỷ đồng (trong đó nhà nước hỗ trợ 8,350 tỷ đồng, còn lại nhân dân đóng góp). Sản lượng hằng năm đạt hơn 306 tấn, doanh thu đạt trên 14,539 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 150 lao động, với thu nhập bình quân 79 triệu đồng/người/năm. Các hợp tác xã tích cực, chủ động tìm hướng đi trong sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Huyện tiếp tục hỗ trợ xây dựng 3 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các xã Nghi Phương, Nghi Lâm, Nghi Thái. Mô hình đã phát triển và được nhân rộng trên địa bàn.

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) tiếp tục đạt kết quả cao. Trong năm 2023 đã chấm điểm, phân hạng 12 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao, toàn huyện có 21 sản phẩm OCOP.

Tập trung chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay huyện Nghi Lộc có 88/90 trường đạt chuẩn, đat tỷ lệ 97,7%, xếp tốp đầu trong toàn tỉnh. Cùng với đó, huyện tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kết quả tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,2%, bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt trên 5,18%. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao
Diện mạo khu vực nông thôn của huyện Nghi Lộc ngày càng đồng bộ, khang trang

Trong năm 2023, huyện đã xây dựng mới 66 nhà văn hóa xóm đạt chuẩn, toàn huyện có thêm các xã Nghi Thuận, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao và xã Nghi Văn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lĩnh vực giáo dục. Huyện đã hoàn thiện hồ sơ trình tỉnh thẩm định đối với xã Nghi Thạch; hoàn thiện hiện trường, hồ sơ tiếp tục trình thẩm tra, thẩm định các xã Khánh Hợp, Nghi Diên, Nghi Lâm, Nghi Thái đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

Năm 2024, huyện Nghi Lộc phấn đấu về đích NTM nâng cao, các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra sẽ được cấp uỷ, chính quyền tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện. Tin rằng, từ điểm sáng về xây dựng NTM nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân Nghi Lộc sẽ tiếp tục nâng lên, diện mạo khu vực nông thôn sẽ càng khang trang, văn minh, hiện đại.

Đinh Thế Tài – Chánh Văn phòng UBND huyện Nghi Lộc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã bổ sung thêm 2 dự án nhà ở vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Phúc Thọ. Như vậy, năm 2025 huyện Phúc Thọ sẽ triển khai 151 dự án với diện tích 540,53 ha.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 23/1, Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng tại Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm).

Tin khác

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(LĐTĐ) Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Xem thêm
Phiên bản di động