Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024 |
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 142 điều (tăng 6 điều).
Đáng chú ý, về điều kiện người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng BHXH, chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng BHXH một lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành, dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội hai phương án.
![]() |
Ủy ban Xã hội thảo luận tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội. Ảnh: Quốc hội. |
Đa số ý kiến trong quá trình chỉnh lý, góp ý dự thảo Luật cho rằng Phương án 1 do Chính phủ trình có ưu điểm như: Cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn trong xã hội (không làm ảnh hưởng nhiều đến khoảng 18 triệu người đang tham gia BHXH); hướng tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về BHXH; hạn chế được tình trạng một người tham gia BHXH có nhiều lần hưởng BHXH một lần thời gian qua.
Về lâu dài, nếu quy định theo Phương án 1 sẽ góp phần giúp tăng số người được thụ hưởng các chế độ của BHXH từ chính quá trình tích lũy thông qua tham gia BHXH của mình và giảm gánh nặng cho cả xã hội, ngân sách nhà nước sau này khi phải cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách, chế độ mang tính chất bảo trợ xã hội. Điểm hạn chế của Phương án 1 là có thể có sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, về điều kiện hưởng BHXH một lần, mục tiêu đặt ra là giữ chân được người lao động, hạn chế tối đa việc rút BHXH một lần nhưng vẫn bảo vệ đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động.
Theo Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 tiếp tục được áp dụng hưởng BHXH một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động, người lao động tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện.
![]() |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội. |
Sự khác biệt của dự thảo Luật với quy định hiện hành là, nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH một lần thì khi đến tuổi nghỉ hưu mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu (có tích lũy thời gian đóng BHXH không đủ 15 năm) và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, thì có thể được lựa chọn hưởng các quyền lợi bổ sung (hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính phần bảo lưu của mình trong thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến trước tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (75 tuổi). Trong thời gian này thì được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế và nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng...
Dự thảo Luật vẫn quy định nếu người lao động không nhận trợ cấp hằng tháng thì nhận BHXH một lần nhưng sẽ mất đi cơ hội được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên. Trong khi đó, Nhóm 2, người lao động tham gia BHXH từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.
Theo Phương án 2, người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, mỗi phương án đều có nhưng ưu điểm, khuyết điểm đặc thù, tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, quy định như Phương án 1 có nhiều ưu điểm hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện tại...
Tại phiên họp, các đại biểu cũng đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến về chậm đóng BHXH bắt buộc, trốn đóng BHXH bắt buộc và biện pháp xử lý; cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng BHXH cho người lao động; bảo hiểm hưu trí bổ sung; khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH của cơ quan hành chính nhà nước...
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những ý kiến phát biểu của các đại biểu cũng như đại diện các cơ quan hữu quan, cho biết, các ý kiến này sẽ là cơ sở để tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội tiếp tục xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Đề xuất chế độ đặc biệt cho tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng quốc gia
Chính sách 25/07/2025 16:04

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động
Chính sách 23/07/2025 09:39

Từ 1/1/2026: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 20/07/2025 20:48

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Chính sách 20/07/2025 09:55

Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?
Chính sách 19/07/2025 08:48

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%
Chính sách 18/07/2025 12:59

Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới
Chính sách 17/07/2025 12:50

Infographic: Hà Nội hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho đối tượng chính sách
Infographic 16/07/2025 23:06

Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp
Chính sách 16/07/2025 18:12

Cá nhân kinh doanh online có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Chính sách 15/07/2025 12:49