Hợp long tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Hợp long tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông |
Phiến dầm số 806 đã được kết nối vào hệ thống, đánh dấu sự hợp long toàn tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội dài 13,05km. Được biết, đây là phiến dầm cuối cùng quan trọng nhất để tiến tới hoàn thành hạ tầng cho đoàn tàu chạy.
Dự án Cát Linh - Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009, tổng mức đầu tư ban đầu 550 triệu USD với nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc, theo hình thức EPC. Tuy nhiên, sau đó vốn được điều chỉnh tăng, nâng tổng mức đầu tư thêm hơn 300 triệu USD. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bắt đầu tiến hành lắp dầm vào năm 2014, toàn bộ số dầm trên toàn tuyến là 806 phiến dầm. Trong đó loại dầm nhỏ nhất trọng lượng 136 tấn, dài 18m và loại lớn nhất nặng 236 tấn và dài 32m.
Theo Tổng Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt (Bộ GTVT) Lê Kim Thành, hầu hết các phiến dầm khi lao lắp đều phải thi công vào ban đêm vì liên quan đến công tác vận chuyển của xe siêu trường siêu trọng và cẩu lắp dầm, nếu làm ban ngày thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động giao thông trên trục huyết mạch từ Cát Linh đến Hà Đông.
“Có một số điểm lao lắp dầm vô cùng khó khăn, đặc biệt là tại nút giao 4 tầng đường vành đai 3 - đường sắt Cát Linh - Hà Đông ở trên tầng cao nhất so với mặt đất tự nhiên là 18m, hay điểm ga Văn Khê với 3 đường điện 220kV cao thế và 110kV… Chúng tôi đã phải thực hiện một quy trình thi công rất ngặt nghèo để đảm bảo an toàn giao thông và an toàn lưới điện” - ông Thành cho biết.
Phiến dầm số 806 đã được kết nối vào hệ thống đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông |
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: Giai đoạn thi công khó khăn nhất đã hoàn thành. Thời gian tiếp theo công việc hầu hết sẽ nằm trong khu vực nhà ga và tuyến đường sắt trên cao. Các đơn vị liên quan sẽ liên tục kiểm tra đôn đốc trong việc rào chắn đảm bảo an toàn không để ảnh hưởng tới người và phương tiện tham gia giao thông phía dưới.
Dự án bước sang giai đoạn thi công mới, tất cả các lô cốt đã được dỡ bỏ giải tỏa giao thông trên trục đường, triển khai các lưới an toàn thi công nhằm không để bất cứ vật liệu thi công nào rơi xuống đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân khu vực dự án.
Dự kiến, khi tiến độ và các giải pháp giữa các bên đạt hiệu quả sẽ đưa việc chạy tàu vào cuối năm 2017. Bộ GTVT đặt ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm nay sẽ hoàn thành việc xây lắp, hoàn thành tất cả các khối lượng bê tông, các nhà ga, đường dẫn.
Bắt đầu từ 1/1/2017, Tổng thầu bắt đầu lắp đặt thiết bị, công tác này sẽ diễn ra trong 6 tháng và đến 1/7/2017, dự án sẽ đưa vào chạy tàu thử nghiệm, cuối tháng 9/2017 sẽ đưa vào khai thác thương mại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ
Giao thông 02/02/2025 19:26
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong
Giao thông 02/02/2025 18:02
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ
Giao thông 02/02/2025 10:59
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm
Giao thông 02/02/2025 10:43
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu
Giao thông 02/02/2025 06:04
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người
Giao thông 01/02/2025 18:11
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất
Đô thị 01/02/2025 17:15
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết
Giao thông 01/02/2025 16:51
Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc
Giao thông 01/02/2025 16:47
Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương
Giao thông 01/02/2025 16:35