Hơn 40.000 học sinh TP.HCM thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm Covid-19
Tại buổi làm việc, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã chỉ đạo các đơn vị trường học nỗ lực bình thường hóa các hoạt động như căng tin, bán trú trong trường học, phục vụ nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh. Tất cả cơ sở giáo dục đều xây dựng phương án phòng chống dịch Covid-19 và được Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện thẩm định, phê duyệt.
Theo ông Trịnh Duy Trọng, thống kê cho thấy, trong ngày đầu tiên học sinh mầm non và tiểu học đến trường (ngày 14/2), tỷ lệ học sinh đi học ở bậc mầm non là 66,3%, bậc tiểu học là 95,99%, Trung học cơ sở (THCS) là 96,89% và Trung học phổ thông (THPT) 98,93%.
Vào tuần thứ hai, tỷ lệ học sinh đi học tăng lên với 70,51% ở bậc mầm non và 96,1% ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, bước vào tuần học thứ 3, dịch bệnh diễn biến phức tạp, số lượng ca nhiễm tăng nhanh khiến tỷ lệ học sinh đi học giảm nhẹ.
Sau gần 1 tháng học trực tiếp, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 40.385 học sinh nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. |
Theo thống kê từ ngày 7/2 đến ngày 2/3 từ các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm: 3.689 ca, phát hiện tại trường 381 ca. Số lượng học sinh thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm: 40.385 ca; phát hiện tại trường 2.160 ca.
Theo ông Trịnh Duy Trọng, hiện tại phần lớn các cơ sở giáo dục khó khăn về thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch, xử lý tình huống khi có ca nghi hoặc nhiễm bệnh và tầm soát F1 trong trường học, thiếu hàng đầu là bộ xét nghiệm nhanh.
Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Sở Y tế cấp kit xét nghiệm nhanh đợt 1 cho các trường công lập, tuy nhiên chỉ được dùng để tầm soát F0 theo quy định. Việc xét nghiệm cho F1 hiện nay vẫn là bài toán khó đặt ra cho các trường học.
Bên cạnh đó, vai trò nhân viên phụ trách y tế trường học trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng. Tuy nhiên, gần 50% cơ sở giáo dục thiếu nhân viên y tế trường học chuyên trách, giáo viên vừa làm chuyên môn vừa kiêm nhiệm, gây khó khăn cho việc thực hiện phòng chống dịch tại đơn vị.
Cũng liên quan đến vấn đề nhiễm Covid-19 trong học sinh, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Trong hai tuần (15/2 đến ngày 2/3) số trường hợp nghi nhiễm chung toàn thành phố ở học sinh là 2,3%. Trong đó: khối mầm non (dưới 1%), tiểu học (2,6%), THCS (2,4%) và THPT (3,1%).
Theo ông Hưng, trong hai tuần qua từ 15/2 đến 2/3, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận số ca nghi nhiễm cao trong cơ sở giáo dục tại các quận, huyện trên địa bàn. Trong đó, các địa phương có số lượng phát hiện ca nghi nhiễm cao nhất bao gồm quận 1 (4.005 trường hợp), quận Bình Thạnh (3.483 trường hợp), thành phố Thủ Đức (3.301 trường hợp), quận 12 (3.222 trường hợp) và quận Tân Phú (2.871 trường hợp).
"Hiện tại số ca nghi nhiễm tại trường học được ghi nhận gia tăng, số cơ sở giáo dục trên địa bàn xã phường nhiều, việc này tạo áp lực công việc cho Trạm Y tế xã, phường trong việc theo dõi F0, F1 và hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục", ông Hưng nói.
Theo ông Hưng, một số trường có sĩ số học sinh quá đông trong một lớp làm cho công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường học khó đảm bảo. Ông đề xuất cho phép nhân viên y tế trường học được chủ động tham gia phòng chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ Trạm y tế xử lý dịch tại trường học.
Một số trường học do lo lắng quá mức với tình hình dịch bệnh, số lượng ca nhiễm tăng cao nên tạm dừng hoạt động căng tin và bán trú. “Các em học sinh không học bán trú thường trưa được cha mẹ chở về nhà ăn uống hoặc ra ngoài ăn uống, rất khó đảm bảo phòng chống dịch. Vì vậy các trường cần tổ chức bán trú cho các em học sinh, tổ chức bán trú phải đảm bảo quy định phòng chống dịch”, ông Hưng nói.
Liên quan đến vấn đề học sinh là F1, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo văn bản mới nhất thì F1 là những trường hợp tiếp xúc với F0 trong phạm vi dưới 2m và trên 15 phút.
“Đối với F1, sau khi hoàn thành cách ly theo quy định thì không nhất thiết phải có giấy test chứng nhận âm tính. Chỉ cần test nhanh là đủ. Còn F0 thì phải thực hiện đúng theo quy định đã ban hành”, bà Nga nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08