Hơn 200 hồ sơ tham dự giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022
Từng bước đưa chuyển đổi số đến gần hơn với mỗi người dân Hải Phòng: Tập huấn kỹ năng số cho 2.439 Tổ công nghệ số cộng đồng Ứng dụng công nghệ số giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện |
Vừa qua, Ban Tổ chức giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 đã tổ chức phiên họp lần 1 Hội đồng giám khảo và các tiểu ban giải thưởng.
Tại phiên họp, Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin, cơ quan thường trực giải thưởng đã công bố quyết định thành lập Hội đồng Giám khảo giải thưởng và thông báo kế hoạch hoạt động của Hội đồng trong thời gian tới. Theo đó, Hội đồng Giám khảo của giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số, các nhà khoa học và các nhà báo ICT có uy tín, có nhiều kinh nghiệm.
![]() |
Các đại biểu tham dự phiên họp lần 1 Hội đồng giám khảo và các tiểu ban giải thưởng |
Theo báo cáo, giai đoạn sơ khảo diễn ra từ ngày 25/10 đến 15/11, các tiểu ban Hội đồng Giám khảo tổ chức chấm điểm các hồ sơ đạt tiêu chí qua vòng sơ tuyển, lựa chọn 12 hồ sơ có số điểm cao nhất của mỗi hạng mục giải thưởng.
Các đơn vị tham gia có hồ sơ thuộc nhóm 12 hồ sơ đạt số điểm cao nhất của mỗi hạng mục sẽ thuyết trình, bảo vệ trước các Tiểu ban của Hội đồng tương ứng (theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến) để Tiểu ban Hội đồng đánh giá, lựa chọn Top 10 hồ sơ theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp của mỗi Hạng mục, đề cử vào vòng Chung khảo.
Giai đoạn Chung khảo diễn ra từ ngày 16 đến 22/11. Căn cứ vào danh sách đề cử của các Tiểu ban, Hội đồng Giám khảo tổ chức các phiên họp để đánh giá, lựa chọn Top 10 và các giải Vàng, Bạc, Đồng cho 4 hạng mục giải thưởng.
Từ ngày 23 đến 30/11, danh sách giải thưởng sẽ được Cơ quan thường trực xem xét và ban hành Quyết định công nhận và trao giải thưởng. Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào ngày 3/12.
Điểm mới của giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 so với các năm trước ở các hạng mục giải thưởng. Theo đó, năm nay, các sản phẩm công nghệ số xuất sắc sẽ được trao giải theo 4 hạng mục bám sát vào 3 trụ cột thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục khuyến khích, động viên cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm công nghệ số mới, bao gồm: Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số; Sản phẩm số tiềm năng.
Mỗi hạng mục giải thưởng sẽ có các giải Vàng, Bạc, Đồng và top 10. Các sản phẩm được tôn vinh phải thỏa mãn 2 nhóm tiêu chí chính, đó là “Thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam” và “Tác động, ảnh hưởng tới phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”.
Đối tượng tham gia giải thưởng là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đơn vị, tổ chức sự nghiệp có các sản phẩm công nghệ số được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam và đã được đưa vào ứng dụng thực tế. Một điểm mới so với giải thưởng trong 2 năm trước là nếu doanh nghiệp dự giải có vốn đầu tư nước ngoài thì người Việt Nam phải sở hữu ít nhất 51% tổng số cổ phần.
Đặc biệt, Giải thưởng năm nay bổ sung thêm quyền lợi của doanh nghiệp đạt giải thưởng được ưu tiên trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây chính là điểm nhấn, khác biệt so với các giải thưởng trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay, cũng là vai trò của Bộ trong việc định hướng, dẫn dắt doanh nghiệp công nghệ số.
Các sản phẩm, giải pháp công nghệ số đoạt giải giải Vàng, Bạc, Đồng được nhận cúp, giấy chứng nhận đạt giải thưởng. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trao Bằng khen cho đơn vị tham gia đạt giải Vàng. Đơn vị tham gia đạt top 10 được nhận Giấy chứng nhận giải thưởng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn
Tin khác

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID
Chuyển đổi số 01/04/2025 22:27

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá
Chuyển đổi số 26/03/2025 21:47

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe
Chuyển đổi số 26/03/2025 11:15

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất
Chuyển đổi số 03/03/2025 16:50

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe
Chuyển đổi số 23/02/2025 11:04

Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số
Xã hội 20/02/2025 16:07

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023
Xã hội 06/02/2025 18:57

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xã hội 26/01/2025 10:42

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu
Xã hội 18/01/2025 10:17

Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI
Xã hội 15/01/2025 14:58