Hội thảo "Truyền thông chính sách và xử lý khủng hoảng truyền thông"
Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án "Hợp tác truyền thông góp phần cải thiện chính sách kinh tế" do Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) tài trợ, được sự phối hợp tổ chức của Trung tâm Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí (thuộc Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông) và Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED).
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: L.Q.V |
Tham dự hội thảo có lãnh đạo, cán bộ làm công tác truyền thông của nhiều Bộ, Ngành và một số cơ quan báo chí. Tại hội thảo, các ông: Đỗ Quý Doãn - nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Lê Văn Nghiêm - nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), Nguyễn Văn Hiếu - Cục phó Cục Báo chí - và các đại biểu đã chia sẻ nhiều vấn đề về công tác truyền thông chính sách, hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (theo Nghị định 09/2017/NĐ-CP) trong thời gian vừa qua; về vai trò, hiệu quả của báo chí trong mối quan hệ với hệ thống truyền thông Nhà nước; về việc tiếp cận thông tin từ cơ quan Nhà nước...
Các ý kiến tại hội thảo cũng chỉ rõ, hiện còn nhiều bất cập trong công tác thông tin chính sách Nhà nước tới công chúng, trong việc các cơ quan báo chí tiếp cận thông tin của các cơ quan Nhà nước, cho dù đã có Quy chế người phát ngôn và mới nhất là từ tháng 2/2017, đã có Nghị định 09 của Chính phủ về Quy chế Người phát ngôn, dẫn tới việc khủng hoảng truyền thông. Nhiều Bộ, Ngành, địa phương còn chưa nhận thức đầy đủ về quy chế người phát ngôn, còn có biểu hiện né tránh báo chí; hoặc dè dặt, lúng túng, bị động, chậm chạp khi tiếp nhận, giải quyết yêu cầu thông tin của cơ quan báo chí. Một số người phát ngôn còn có những phát ngôn tùy hứng, ngẫu hứng, thiếu chuẩn xác, gây sốc trong dư luận...
Để chính sách Nhà nước đến với công chúng được công khai, minh bạch, kịp thời, không gây bức xúc trong người dân, các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương bồi dưỡng kỹ năng của người phát ngôn, xây dựng bộ phận truyền thông của đơn vị có tính chuyên nghiệp và xử lý nhanh các sự cố khủng hoảng truyền thông.
Từ ngày 1/7/2018, Luật Tiếp cận thông tin sẽ chính thức có hiệu lực, do vậy, công tác truyền thông chính sách cần được cải thiện gấp rút, hiệu quả. Bởi, nếu cơ quan truyền thông Nhà nước không nắm chắc công tác này, truyền thông xã hội sẽ điều chỉnh, gây nhiễu đời sống xã hội.
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
Công nghệ 16/01/2025 16:45
7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024
Xe - Công nghệ 16/01/2025 06:03
Máy giặt AI độc đáo: "Giặt" cơ thể và tâm trí trong 15 phút!
Công nghệ 04/01/2025 07:43
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30