Hội thảo" Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu"
Đây là những vấn đề mà dư luận trong nước và quốc tế luôn theo sát và quan tâm, đặc biệt thời điểm Đề án 254 sắp kết thúc và ngành ngân hàng đã chuẩn bị gì khi Việt Nam chính thức tham gia sân chơi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
Hội thảo" Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu" |
Tái cấu trúc nền kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng là một trong những nội dung trọng tâm để cùng với tái cơ cấu đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chương trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng đã thu hút được nhiều kết quả quan trọng và đạt được mục tiêu cơ bản đề ra: Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cổ năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, cải thiện mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao trật tự kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng.
Sau gần 4 năm thực hiện tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng đã giảm được 17 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thông qua sát nhập, hợp nhất, giải thể, rút giấy phép hoạt động. Các tổ chức tín dụng yếu kém đã được kiểm soát và tái cơ cấu theo phương án phù hợp với QĐ 254/QĐ-TTG ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
Hoạt động tại thị trường liên ngân hàng đã bình thường trở lại với lãi suất liên ngân hàng, lãi suất huy động và cho vay đều giảm mạnh. Tính đến thời điểm này lãi suất huy động và cho vay đã giảm khoảng 40% so với thời điểm 2011 và bằng lãi suất của năm 2007.
Cùng với mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh, tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh dần đã góp phần quan trọng hỗ trợ sản xuất kinh doanh phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng minh tế. Nợ xấu từng bước được giải quyết hiệu quả. Tính đến cuối tháng 9-2015, ngành ngân hàng về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu đề ra với trên 90% tổng số nợ xấu xác định tại tháng 9-2012 đã được xử lý và tỷ lệ nợ xấu đạt mức dưới 3%.
Đặc biệt, khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực an toàn về hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Hệ thống quản trị, điều hành, kiểm soát, kiếm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động.
PGS.TS. Trần Đình Thiên mở đầu tham luận |
4 nhóm vấn đề ngân hàng phải xử lý
Phát biểu tham luận, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, có 4 nhóm vấn đề ngân hàng phải xử lý: Thứ nhất, bản thân ngân hàng có vấn đề. Việt Nam có “hội chứng” từ mía đường, bia, xi măng, đại học, ngân hàng cũng có nguy cơ hội chứng là thành lập thương mại cổ phần và từ ngân hàng nông thôn phát triển thành ngân hàng đô thị, phát sinh nhiều vấn đề, ẩn sau đó là nền móng của sở hữu chéo
Thứ hai, nền kinh tế áp dụng quá lâu mô hình tăng trưởng trong đó mô hình tăng trưởng dựa vào vốn tín dụng dễ dàng. Được tuyên truyền là cơ hội của nền kinh tế, về mặt nguyên lý là “ngon” nhưng càng "ngon" càng chứa đựng nhiều rủi ro.
Thứ ba, ngân hàng phải gánh vác nhiệm vụ, nhiều việc không phải của mình. Từ hệ thống ngân hàng chỉ phục vụ nhà nước sang nhân dân nhưng vừa qua Ngân hàng Nhà nước lại chuyển sang phục vụ nhà nước. Điều này đang đặt ra câu chuyện nhiều vấn đề phải bàn. Khi ngân hàng làm nhiều việc không phải của mình không làm giỏi được thậm chí sai, cái sai nghiêm trọng là chức năng. Hiện tái cơ cấu ngân hàng cần xem lại.
Thứ tư, khi nền kinh tế rơi vào khẩn cấp thường sử dụng nhiều biện pháp hành chính. Sau khi vào WTO lạ lùng là đáng nhẽ thị trường hoá nhiều hơn. Chính những biện pháp hành chính mang tính chữa cháy càng làm bất ổn tăng thêm.
Cho nên 4 yếu tố đó, bàn về tái cơ cấu ngân hàng bắt nguồn từ hệ nguyên nhân nào phải xử lý từ nguyên nhân đó.
Ông Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện ngân hàng và tài chính, |
“Cục máu đông” nợ xấu đã được xử lý “tan dần”
Ông Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện ngân hàng và tài chính, Đại học kinh tế quốc dân đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo.
Ông Đức khẳng định, vấn đề thiếu thanh khoản của hệ thống đã được giải quyết. Ông Đức viện dẫn, có lúc lãi suất liên ngang ngân hàng đã lên đến 30% đẩy lãi suất huy động lên đến 18-20% vào thời điểm cuối năm 2011 đầu năm 2012. Nhiều ngân hàng gần như rơi vào tình trạng mất thanh khoản, có nguy cơ đổ vỡ, đe doạ sự an toàn và ổn định của hệ thống.
Việc hỗ trợ thanh khoản thông qua hoạt động thị trường mở, một mặt đã giúp cải thiện tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng, khai thông ách tắc của thị trường liên ngân hàng, nhưng mặt khác lại không gây ra sức ép lạm phát do những biện pháp hút tiền về đúng kỳ hạn của NHNN. Nhờ vậy, tình trạng thanh khoản của các tổ chức trong hệ thống đã được cải thiện, trở nên ổn định và khá dồi dào từ giữa năm 2012.
Các tổ chức tín dụng yếu kém được xử lý. Các tổ chức có quy mô lớn hơn và có tình hình tài chính tốt đã tham gia vào việc tái cấu trúc các TCTD nhỏ hơn. Trong đó, đáng chú ý là việc khuyến khích thực hiện giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các TCTD, lành mạnh hoá tài chính, tăng quy mô và chất lượng vốn tự có.
Tính đến 31/8/2015, hệ thống các TCTD đã xử lý được trên 420 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tương đương khoảng trên 91% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012. Kết quả xử lý nợ xấu nói trên đã đưa tỷ lệ nợ xấu đến tháng 8/2015 chỉ còn 3,21% và đến tháng 9/2015 chỉ còn khoảng 2,9%. Cục máu đông nợ xấu đã được xử lý “tan dần”.
TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội phát biểu tại hội thảo |
Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia kiến nghị, trong bối cảnh hiện nay, từ đầu năm 2016 ngân hàng có thể giảm lãi suất được không? Với lạm phát dưới 2% mà phải vay trung dài dạn 9- 10% thì liệu có thể giảm khoảng 2% xuống 7% được không?Lãi suất này tùy thuộc tình hình thực tế vào sự cạnh tranh giữa ngân sách với thị trường. Năm 2016 sẽ phát hành 60.000 tỷ trái phiếu còn lại trong gói 170.000 tỷ thì liệu có thể giảm lượng phát hành để giảm nợ công?
Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế như Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa tài chính của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM; TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa; TS.Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch hội đồng thành viên VAMC; Chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực... đã tham luận nêu rõ những thành tựu đã đạt được và chỉ ra những khó khăn, thách thức trong thời gian tới.
Mặc dù đạt được nhiều kết qua to lớn trong việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu, nhưng ngành ngân hàng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để phát triển một hệ thóng ngân hàng an toàn, lành mạnh, bền vững, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn, dich vụ ngân hàng cho nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới và hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng hơn.
Do vậy, việc tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2011-2015 là rất cần thiết để rút ra những mặt được, chưa được, bài học kinh nghiệm, đề xuất định hướng, giải pháp tiếp tục tái cơ cấu và phát triển trong hệ thống tổ chức tín dụng thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Tài chính 03/02/2025 09:33
Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư
Tài chính 02/02/2025 19:29
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
Tài chính 01/02/2025 11:10
5 yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tài chính 29/01/2025 18:19
Năm 2025 nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời cao?
Tài chính 29/01/2025 11:43
Hiệu quả kinh tế nông nghiệp từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
Tài chính 28/01/2025 13:10
Xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
Tài chính 27/01/2025 19:20
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tài chính 24/01/2025 15:58
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49