Hồi sinh sự sống từ những dòng máu của người xa lạ
Sẵn sàng hiến máu vì người bệnh
Hôm nay (10/12), Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức Gặp mặt người hiến máu nhóm máu hiếm, nhóm máu hòa hợp phenotype năm 2022. Tham dự chương trình là hơn 160 người hiến máu có nhóm máu hiếm, nhóm máu hòa hợp phenotype tích cực tham gia hiến máu trong năm 2022.
Tọa đàm "Vai trò của huy động và đáp ứng dự trữ máu hiếm, máu hòa hợp phenotype" tại chương trình. |
Chia sẻ tại chương trình, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: Hội Truyền máu Quốc tế quy ước một nhóm máu có tần suất xuất hiện dưới 0,1% được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% được gọi là nhóm máu rất hiếm. Như vậy thì ở Việt Nam, nhóm máu Rh(D) âm là nhóm máu hiếm vì chỉ chiếm gần 0,1% dân số (tương đương 96.000 người).
Hiện cả nước có nhiều Câu lạc bộ nhóm máu hiếm Rh(D) âm cùng hoạt động, từ miền Bắc, khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, miền Trung và nhiều tỉnh, thành phố khác. Việc duy trì các Câu lạc bộ nhóm máu hiếm đã giúp cho người mang nhóm máu hiếm được truyền máu an toàn trong khi không may cần máu.
Do tính chất và đặc điểm “hiếm có” ở nhóm máu của mình, những người mang nhóm máu Rh(D) âm thường không tham gia hiến máu định kỳ mà bất kỳ khi nào nhận được điện thoại của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là họ thu xếp công việc, thậm chí di chuyển xa đến hiến máu cho người bệnh.
Đơn cử như trường hợp bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc) mang nhóm máu hiếm RH(D) âm, tính đến thời điểm hiện tại chị đã hiến máu được 25 lần. Hiện bác sĩ Hạnh đang là Trưởng Câu lạc bộ Người có nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc. Đặc biệt, vừa qua chị còn được vinh danh là 1 trong số 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2020.
Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Hạnh cho biết: Câu lạc bộ Người có nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc trực thuộc Viện huyết học - Truyền máu Trung ương, dưới sự quản lý, hỗ trợ của Viện. Hiện tôi đang liên hệ hỗ trợ mọi người trong Câu lạc bộ Người có nhóm máu hiếm, cụ thể là nhóm máu Rh(D) âm.
“Câu lạc bộ nhóm máu hiếm giống như ngôi nhà thứ 2 để chúng tôi kết nối, từ đó tạo cơ hội hỗ trợ, chia sẻ cho nhau trong trường hợp có bệnh nhân cần truyền máu, hoặc ngay bản thân các thành viên trong câu lạc bộ cần truyền máu, hay có trường hợp các chị em thai sản cần hỗ trợ”, bác sĩ Hạnh cho biết.
Là bác sĩ điều trị, nên chị Hạnh cũng hết sức cảm thông và chia sẻ với bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân trong quá trình cần tìm nhóm máu hiếm. Bởi vậy, trong suốt thời gian qua bác sĩ Hạnh cũng như các thành viên khác trong Câu lạc bộ luôn sẵn sàng chia sẻ dòng máu của mình mỗi khi có bệnh nhân cần hỗ trợ.
Chị Bùi Thị Nga học trò của bệnh nhân người Bỉ gửi lời cảm ơn những người hiến máu tại chương trình. |
Điển hình, vừa qua nhiều thành viên trong Câu lạc bộ Người có nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc đã không quản đường xa, khuya muộn… tới Viện hiến máu để cứu bệnh nhân người Bỉ bị sốt rét ác tính.
Cụ thể, nam bệnh nhân may mắn trong trường hợp trên 64 tuổi, quốc tịch Bỉ, có nhiều bệnh lý nền như suy tim do nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, có nhóm máu hiếm O Rh(D) âm và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã hội chẩn nhiều chuyên khoa, sử đụng đến gần 20 lít chế phẩm máu được cung cấp từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để cứu sống bệnh nhân.
Theo đó, tổng số chế phẩm máu được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cung cấp để sử dụng cho bệnh nhân người Bỉ là 60 đơn vị chế phẩm máu gồm: 15 đơn vị khối hồng cầu, 11 đơn vị khối tiểu cầu gạn tách, 19 đơn vị tủa lạnh, 15 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh. Tất cả đều là nhóm máu hiếm Rh(D) âm, nên phòng Quan hệ công chúng của Viện và Câu lạc bộ Người có nhóm máu hiếm miền Bắc đã liên tục huy động thành viên trong nhóm đến hiến máu, hiến tiểu cầu.
Sau bốn tuần được điều trị, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch một cách ngoạn mục và các chỉ số dần hồi phục. Tự hào khi biết tin về hồi phục diệu kỳ của bệnh nhân, trong đó có sự góp sức của các thành viên trong Câu lạc bộ, bác sĩ Hạnh cho biết: “Hạnh phúc của tôi cũng như các thành viên trong nhóm chỉ đơn giản là nhận được thông tin bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch một phần nhờ nguồn máu được hiến tặng”.
Nhiều lợi ích khi truyền máu hòa hợp phenotype
Đây là là một trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân được hồi sinh sự sống bằng dòng máu của những người xa lạ. Theo chị Bùi Thị Nga (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), học trò của bệnh nhân người Bỉ cho biết: Trong lúc nguy kịch giữa sự sống và cái chết, Thầy giáo tôi đã được nhóm máu hiếm hiến cho 20l máu. Thầy luôn nhắn nhủ với mọi người đã nỗ lực giúp mình vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo với lời nhắn “never forget” - không bao giờ quên ơn mọi người…
Cũng theo bác sĩ Trần Ngọc Quế, ngoài hệ nhóm máu ABO và Rh(D) là hai hệ thống nhóm máu có ý nghĩa nhất trong thực hành truyền máu thì còn rất nhiều các hệ thống nhóm máu khác mà kháng nguyên của nó có tính sinh miễn dịch cao, tức là có thể kích thích cơ thể người nhận sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên tương ứng (còn gọi là kháng thể bất thường). Các kháng thể bất thường này có thể gây ra các tai biến truyền máu và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh.
Viện huyết học - Truyền máu Trung ương tôn vinh và tri ân những người nhóm máu hiếm tích cực tham gia hiến máu trong năm 2022. |
Cũng theo Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ở những bệnh nhân càng truyền máu nhiều lần, như tan máu bẩm sinh (thalassemia) thì khả năng tiếp xúc với kháng nguyên lạ càng nhiều và nguy cơ sinh kháng thể bất thường ở những bệnh nhân này càng cao. Khi đó, truyền máu hòa hợp hệ nhóm máu ABO và Rh(D) là chưa đủ để đảm bảo an toàn cho người bệnh mà phải truyền máu hòa hợp các kháng nguyên của các hệ thống nhóm máu khác (hay còn gọi là truyền máu hòa hợp phenotype).
Sự đa dạng của các kháng nguyên nhóm máu là thách thức vô cùng lớn đối với ngành Y tế, đặc biệt là lĩnh vực truyền máu trong cấp cứu và điều trị người bệnh có nhóm máu hiếm và cần truyền máu hòa hợp phenotype. Trong khi đó, chi phí để làm xét nghiệm đầy đủ các kháng nguyên nhóm máu khá tốn kém.
Nhiều năm qua, nhờ nguồn kinh phí của một số chương trình, dự án mà Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã xây dựng được và tiếp tục mở rộng ngân hàng hiến máu dự bị bằng cách xác định các kháng nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO và Rh(D) cho một số người hiến máu tình nguyện thường xuyên (người hiến máu phenotype).
Tuy nhiên hiện nay việc huy động người hiến máu có nhóm máu hiếm hoặc nhóm máu hòa hợp phenotype hiện còn gặp nhiều khó khăn. Theo bác sĩ Trần Ngọc Quế, ở nhiều nơi, khi được thông báo có nhóm máu hiếm, gia đình người bệnh thường rất hoang mang, chủ động đăng tải thông tin lên mạng xã hội hoặc liên hệ trực tiếp với người có nhóm máu hiếm, thậm chí đăng tải cả trước khi người bệnh có chỉ định truyền máu. Điều đó dẫn đến tình trạng “loạn” thông tin trên mạng xã hội, khó khăn cho công tác xác minh thông tin.
Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương Trần Ngọc Quế hiến máu tại chương trình. |
Thông thường các bệnh viện sẽ gửi dự trù cần máu nhóm hiếm hoặc máu hòa hợp phenotype tới Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hoặc các Trung tâm Truyền máu lớn. Nếu lượng dự trữ có thể đáp ứng đủ, Viện sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời. Trong trường hợp nguồn chế phẩm máu nhóm hiếm hoặc nhóm hòa hợp phenotype không có sẵn, Viện sẽ liên hệ mời người hiến máu theo danh sách.
Chỉ tính riêng năm 2022, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận dự trù gần 350 đơn vị chế phẩm máu nhóm hiếm và 780 đơn vị máu hòa hợp phenotype từ các cơ sở điều trị. Lượng máu phù hợp dự trữ sẵn chỉ đáp ứng được khoảng 30%, 70% còn lại Viện huy động trực tiếp, khẩn cấp từ những người hiến máu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58