--> -->
Huyện Gia Lâm:

Học viên cao đẳng nghề được doanh nghiệp đặt hàng đầu ra

100% số học viên học các lớp trung cấp nghề, sơ cấp nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm ra trường đều có việc việc làm với thu nhập ổn định và cao hơn lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Các học viên lớp cao đẳng nghề được doanh nghiệp đặt hàng đầu ra, trả lương ngay trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp.  
hoc vien cao dang nghe duoc doanh nghiep dat hang dau ra Huyện Sóc Sơn: Trên 80% lao động có việc làm sau học nghề
hoc vien cao dang nghe duoc doanh nghiep dat hang dau ra Cải thiện đời sống nhờ được học nghề
hoc vien cao dang nghe duoc doanh nghiep dat hang dau ra Thanh Trì: Nhiều người qua tuổi lao động vẫn có nhu cầu học nghề

Báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm cho biết, sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 06/6/2014, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Gia Lâm đã phối hợp tốt với doanh nghiệp trong công tác giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn tăng lên góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm.

Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành phối hợp chặt chẽ với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức phiên giao dịch việc làm, phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm của các hội, đoàn thể để giới thiệu việc làm cho người lao động. Kết quả, trong 05 năm qua, đã có gần 5.000 lượt người lao động tham dự, 1.198 người được tuyển đụng trực tiếp tại phiên giao dịch việc làm; đã giới thiệu được việc làm cho hàng ngàn cán bộ, hội viên và nhân dân.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của huyện đã chủ động phối hợp với các trường nghề thực hiện lựa chọn, áp dụng những chương trình đào tạo nghề mới, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; thường xuyên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học, nội dung đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành, tăng thời lượng dành cho thực hành, liên kết với doanh nghiệp để học viên thực hành sản xuất ngay tại nhà máy, trên các dây chuyền sản xuất để nâng cao kỹ năng cho người học, đáp ứng yêu cầu của công việc. Việc thực hiện các phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp truyền thống, cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện thực hiện việc mời doanh nghiệp tham gia vào một số khâu trong quá trình đánh giá kết quả học tập, trực tiếp hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập của người học.

hoc vien cao dang nghe duoc doanh nghiep dat hang dau ra
Hàng năm, huyện Gia Lâm đều phối hợp tổ chức phiên giao dịch việc làm để giới thiệu việc làm cho người lao động

Nhờ đó, 100% số học viên học các lớp trung cấp nghề, sơ cấp nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện ra trường đều có việc việc làm với thu nhập ổn định và cao hơn lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Các học viên lớp cao đẳng nghề được doanh nghiệp đặt hàng đầu ra, trả lương ngay trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp. Huyện cũng phối hợp chặt chẽ với Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong việc cử các cán bộ của huyện và cơ sở tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái, phòng chống dịch bệnh, quản lý đất đai...

Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao tiếp tục được Huyện quan tâm đầu tư, tập trung vào thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đồng thời, các cơ sở giáo dục của Huyện đã tích cực đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội; đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội.

Đáng chú ý, huyện Gia Lâm rất chú trọng công tác tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân ở các làng nghề cũng như người lao động có tay nghề cao. Nhằm phát huy thế mạnh của các Hội nghề nghiệp, quan tâm công tác bảo tồn, phát triển làng nghề, quảng bá thương hiệu các làng nghề truyền thống, 5 năm qua, huyện đã triển khai 10 lớp truyền nghề tại xã Kim Lan, Kiêu Kỵ và 08 dự án hỗ trợ máy móc, trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan, chế biến tinh bột nghệ xã Dương Xá và sàn xuất bún bánh tại xã Yên Viên.

Những năm qua, Huyện Gia Lâm cũng thường xuyên chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên cùng các ngành chức năng tăng cường các hoạt động xã hội hóa, thu hút nguồn lực từ khu vực ngoài Nhà nước để tham gia đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên đã phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có uy tín mở lớp đào tạo cho 665 học viên. Năm 2018, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên phối hợp với công ty LaDoDa (xã Kiêu Kỵ) tổ chức 02 lớp dạy nghề may công nghiệp cho công nhân tại Công ty.

Thời gian tới, huyện Gia Lâm xác định đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao là một trong những giải pháp phát triển kinh tế xã hội của huyện. Huyện sẽ chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí về đào tạo nghề, tạo việc làm mới tại địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, định hướng chuyền đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn, gắn với thực hiện tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, đơn vị.

Đồng thời, Huyện sẽ chỉ đạo ngành Giáo dục đào tạo thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp trung học cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp. Huyện sẽ từng bước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện; khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia đào tạo nghề; tăng cường huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Ngoài ra, Huyện chỉ đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác đào tạo nghề, giới thiệu tạo việc làm cho đoàn viên, hội viên và nhân dân gắn với đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, từng bước đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện.

P.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025

Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025

Chiều ngày 24/7, Ban Tổ chức Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2025 đã tổ chức Lễ bốc thăm, chia bảng và phổ biến một số nội dung liên quan đến Giải đấu.
Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và những áp lực môi trường ngày một gia tăng, các chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường không còn là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng, thu hút được sự tham gia chủ động của đông đảo người dân. Thành phố Hà Nội cũng đang đi theo hướng đó, để rồi hình ảnh người dân cùng nhau quét dọn, thu gom rác thải từ các tuyến phố trung tâm Hà Nội cho tới ngõ nhỏ, làng quê ven đô đã dần trở thành nét đẹp văn hóa.
Định hình động lực phát triển mới, nâng tầm Thủ đô hội nhập và bền vững

Định hình động lực phát triển mới, nâng tầm Thủ đô hội nhập và bền vững

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ Hà Nội đề ra định hướng phát triển Thủ đô thành trung tâm tài chính, thương mại, du lịch hiện đại, xanh và bền vững. Tuy nhiên, để hiện thực hóa, cần thêm giải pháp cụ thể, khả thi và mang tính đột phá.
Người dân Đoài Phương hài lòng với dịch vụ hành chính công

Người dân Đoài Phương hài lòng với dịch vụ hành chính công

Sau gần một tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, người dân khi đến làm việc tại xã Đoài Phương đều được phục vụ hài lòng.
Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở thời kỳ mới

Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở thời kỳ mới

Ngày 23/7, Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Quảng Oai đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng tại Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, sau khi xã Quảng Oai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phát huy vai trò của nông thôn trong chiến lược phát triển Thủ đô hiện đại

Phát huy vai trò của nông thôn trong chiến lược phát triển Thủ đô hiện đại

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đã xác lập một bước tiến quan trọng trong tư duy, coi nông thôn không chỉ là “hậu cần đô thị” mà còn là không gian sinh thái - văn hóa - kinh tế đặc thù, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển Thủ đô hiện đại, bền vững và giàu bản sắc.
Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để xoa dịu nỗi đau, thấm giọt nước mắt, làm vơi đi nỗi nhớ; để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn.

Tin khác

Ngăn chặn tình trạng người dân phải thông qua trung gian khi thực hiện thủ tục hành chính

Ngăn chặn tình trạng người dân phải thông qua trung gian khi thực hiện thủ tục hành chính

Để bảo đảm quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân và ngăn chặn tình trạng phải thông qua trung gian hoặc “cò giấy tờ”, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội ra thông cáo chấn chỉnh tình trạng thu phí ngoài quy định đối với người dân và doanh nghiệp khi thực hiện nhóm thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội: Nhiều địa phương khám sức khỏe miễn phí, thăm hỏi, tặng quà cho người có công

Hà Nội: Nhiều địa phương khám sức khỏe miễn phí, thăm hỏi, tặng quà cho người có công

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), nhiều xã, phường trên địa bàn Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn, tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh cùng những người có công với cách mạng.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước

Sáng 24/7, Đoàn công tác số 1 của phường Thanh Liệt đã tới thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Ủy ban nhân dân (UBND) xã Suối Hai, thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Tỉnh lộ 414 đi Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là tuyến đường trọng điểm tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn xã.
Xem thêm
Phiên bản di động