Học thật, nghiên cứu thật và năng lực thật!
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trả lời báo chí, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực.
Do vậy, có một số quy định trong Quy chế không còn phù hợp với quy định của Luật Giáo dục Đại học và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Giáo dục Đại học. Bên cạnh đó, sau 4 năm thực hiện, qua kiểm tra, giám sát, căn cứ vào báo cáo của các cơ sở đào tạo tiến sĩ cho thấy một số quy định trong Quy chế cần được điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với thực tế triển khai, nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo tiến sĩ.
Vì vậy, quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi xây dựng và ban hành Quy chế này là kế thừa những quy định tích cực và khả thi gắn với thực tế triển khai hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ tại các cơ sở trong thời gian qua. Đồng thời khắc phục một số hạn chế trong thực tiễn triển khai. Đặc biệt, tăng cường quy định bảo đảm liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật và nhấn mạnh vào vai trò tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học theo Luật Giáo dục Đại học.
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, ngoài các quy định khác, Quy chế bổ sung minh chứng về trình độ ngoại ngữ (sử dụng các chứng chỉ quốc gia theo khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bên cạnh những chứng chỉ được quốc tế công nhận như IELTS, TOEFL…).
Không những thế, tổng thời gian đào tạo tiêu chuẩn là từ 3-4 năm. Tổng thời gian học tập nghiên cứu trước khi trình hồ sơ thực hiện quy trình phản biện độc lập và bảo vệ cấp cơ sở là 6 năm. Thời hạn để hoàn thành các thủ tục bảo vệ luận án ở cơ sở sau thời gian này là từ 6 tháng đến một năm theo tình hình thực tế do cơ sở đào tạo quyết định…
Với tư cách là Bộ quản lý nhà nước và hoạch định chính sách về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, việc cho ra đời Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ là một bước tiến lớn để siết chặt công tác đào tạo tiến sĩ vốn được xem là “khá dễ” trong thời gian qua.
Tuy nhiên, ở góc độ vĩ mô, vấn đề mà người dân quan tâm là đã đến lúc chúng ta phải ra được bộ tiêu chí về vấn đề bằng cấp nói chung, văn bằng tiến sĩ nói riêng. Cụ thể, Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ về việc lĩnh vực, ngành nào thì cần văn bằng tiến sĩ?
Hiểu theo góc độ khoa học, học vị tiến sĩ, văn bằng tiến sĩ là một công trình khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng (mang tính chất học thuật và ứng dụng vào thực tiễn), chứ không phải “tiêu chí” để xem xét vị trí công tác.
Chính vì thế, học vị tiến sĩ chỉ nên áp dụng các cơ quan nghiên cứu (viện, học viện, hệ thống trường đại học, hệ thống bệnh viện…). Còn các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính không nên áp dụng tiêu chí học vị tiến sĩ. Vì một khi còn áp dụng nội hàm “học vị” vào công tác tổ chức, vị trí trong các cơ quan hành chính... thì cũng sẽ nảy sinh những bất cập trong công tác đào tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân
Tin khác

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định
Giáo dục 08/05/2025 21:25

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp
Giáo dục 08/05/2025 21:18

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh
Giáo dục 08/05/2025 20:02

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn
Giáo dục 08/05/2025 17:38

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân
Giáo dục 08/05/2025 12:50

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 08/05/2025 10:39

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số
Giáo dục 08/05/2025 06:01

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh
Giáo dục 07/05/2025 19:11

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 07/05/2025 13:56

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học
Giáo dục 07/05/2025 13:54