Hoàn thiện quy trình cấp cứu, xử lý bệnh
Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ dịp Tết | |
Tăng nguy cơ đột quỵ khi thay đổi thời tiết |
Tính bức thiết
Bác sĩ Vũ Đức Định, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện E |
Theo tài liệu của cơ quan y tế, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Nguy hại hơn, bệnh đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế cho bệnh nhân. Theo một thống kê mới của các nhà khoa học Mỹ, mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ và cứ mỗi 3 phút trôi qua lại có 1 người tử vong do đột quỵ. Đây là căn bệnh rất phổ biến bởi nguy cơ bị đột quỵ trong cộng đồng là 20%, tức là trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt cuộc đời.
Thêm vào đó, trong lần đột quỵ đầu tiên, khoảng 1/3 số bệnh nhân có thể tử vong, 1/3 bị tàn phế nặng, và 1/3 bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và các lần đột quỵ tái phát làm nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn. Căn bệnh đột quỵ đòi hỏi chi phí y tế rất cao: Điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng sau đột quỵ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình, là gánh nặng cho xã hội...
Theo dự thảo thông tư của Bộ Y tế, đội đột quỵ là một đội phản ứng nhanh về đột quỵ do bệnh viện thành lập, có chức năng tiếp cận, phân loại, xử trí cấp cứu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh về trung tâm đột quỵ hoặc các đơn vị đột quỵ. Đội đột quỵ có nhiệm vụ cấp cứu, chẩn đoán, điều trị các bệnh nhân đột quỵ. Cụ thể: Tiếp cận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu các bệnh nhân đột quỵ cấp; tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại cộng đồng và tuyến dưới khi có yêu cầu; thông báo nhanh về tình trạng người bệnh đột quỵ cho cơ sở khám, chữa bệnh có đơn vị đột quỵ, trung tâm đột quỵ hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.
Về điều kiện hoạt động, đội đột quỵ là một nhóm đa lĩnh vực, gồm có ít nhất 1 bác sỹ và 1 điều dưỡng được đào tạo về cấp cứu đột quỵ do bệnh viện thành lập. Thành viên của đội đột quỵ là các nhân viên của đơn vị đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ hoặc khoa hồi sức - cấp cứu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đội đột quỵ có nhiệm vụ cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cấp. Khi tiếp nhận bệnh nhân phải chẩn đoán xác định nhanh, điều trị nội khoa đột quỵ, điều trị các biến chứng, bệnh lý kèm theo và phục hồi chức năng cho người bệnh. Phối hợp với khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức trong thực hiện các can thiệp ngoại khoa trong điều trị đột quỵ.
Bác sĩ Định thăm khám một bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu sớm |
Dự thảo cũng nêu rõ, khi vượt quá khả năng chuyên môn, đơn vị đột quỵ thông báo về tình trạng người bệnh đột quỵ cho cơ sở khám, chữa bệnh có trung tâm đột quỵ hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh. Ngoài các nhiệm vụ chuyên môn, đội đột quỵ còn phải thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về phòng, chống đột quỵ cho người dân…
Khó khăn và thuận lợi
Theo bác sĩ Vũ Đức Định, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện E, đột quỵ là sự cố đột ngột nguy hiểm của hệ tuần hoàn não, làm ngưng cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào não. Bệnh đột quỵ được phân thành hai thể là xuất huyết não (vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (nghẽn mạch máu não). Trong đó thể đột quỵ nhồi máu não phổ biến hơn chiếm 80% các trường hợp.
Đột quỵ não là biểu hiện triệu chứng đột ngột xảy ra do tổn thương ở não, có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng gặp nhiều hay thay đổi thời tiết đột ngột (nóng quá hoặc lạnh quá). Theo thống kê, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ, riêng Việt Nam, có khoảng 200.000 người, trong đó tỷ lệ tử vong là 50%. |
Tại Bệnh viện E, trong một năm có từ 300 đến 400 ca bệnh đột quỵ được chuyển đến. Vậy nhưng vì nhiều lí do khác nhau, rất đông bệnh nhân được chuyển đến khi đã rơi vào tình trạng nguy kịch, tức là sau nhiều giờ mới được chuyển đến. Khi ấy tử vong là điều khó tránh khỏi. Chính vì lẽ đó, lãnh đạo Bệnh viện E đã có chủ trương tuyên truyền với người nhà bệnh nhân đang điều trị về cách xử lý khi có người nhà bị đột quỵ hy vọng giảm thiểu những hậu quả từ căn bệnh này.
“Với đặc thù đột quỵ thường xảy ra với người nhiều tuổi (nam là 45, nữ là 55), khi bệnh nhân đột quỵ, bằng mọi cách người thân phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất trước 3 giờ đồng hồ kể từ khi đột quỵ. Như vậy cơ may cứu sống và hồi phục sẽ rất cao. Nếu muộn hơn, khả năng bệnh nhân tử vong hoặc tàn phế, nằm liệt giường là điều khó tránh khỏi. Việc thành lập trung tâm hoặc đội phản ứng nhanh chuyên nghiệp hơn để xử lý đột quỵ là hết sức cần thiết trong lúc này”, bác sĩ Định chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV, ở bệnh viện các tuyến đều có khoa hồi sức, khoa thần kinh để xử lý về đột quỵ. Trong thời điểm hiện tại, vì nhiều nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, lạm dụng chất kích thích, thực phẩm không sạch… khiến bệnh đột quy gia tăng khó kiềm chế. Với quy chế hoạt động cũ, việc khống chế và xử lý đột quỵ sẽ khó tránh khỏi nhưng bất cập. Ở nhiều bệnh viện, các bệnh nhân đột quỵ đến cơ sở y tế quá muộn (sau 3 giờ đồng hồ) nếu may mắn không tử vong cũng sẽ rơi vào tình trạng liệt nửa người, khó phát âm, thậm chí là nằm liệt giường cả chục năm trời để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo ý kiến của nhiều bác sĩ, dự thảo thông tư mới này có ưu điểm là các bệnh viện sẽ có một bộ máy hoàn chỉnh, chuyên nghiệp hơn cả về mặt nhân sự lẫn quy trình cấp cứu, xử lý bệnh. Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền qua nhiều hình thức: báo chí, tờ rơi, các cuộc họp tổ dân phố nhằm để người dân nhận thức rõ hơn về đột quỵ và cách xử trí.
Phước Long
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47