Hoàn thiện dự thảo Nghị quyết xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Kịp thời thẩm định các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, theo Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 của Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ Tư pháp được giao chủ trì rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, từ đó tổng hợp kết quả rà soát của các bộ, ngành, cơ quan để báo cáo Chính phủ.
Trên cơ sở rà soát, Bộ Tư pháp thực hiện xây dựng Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm xử lý những vấn đề chung (liên quan đến các Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp,...).
Đồng thời bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật, hạn chế tối đa việc thay đổi hệ thống pháp luật liên quan, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Trong đó, những vấn đề chung liên quan đến điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính với người dân, doanh nghiệp… thì cần có 1 Nghị quyết để giải quyết, còn những vấn đề riêng thì phải có 1 lộ trình nhất định, tránh tạo ra khoảng trống pháp lý.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
Tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Nguyễn Thị Thu Hòe đã trình bày các nội dung chính sách và dự thảo Nghị quyết. Về phạm vi điều chỉnh, Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Cụ thể bao gồm: Nguyên tắc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền; tên gọi của các cơ quan, chức danh có thẩm quyền; việc thực hiện thủ tục hành chính; việc thực hiện hoạt động tố tụng, thi hành án; việc thực hiện chức năng thanh tra; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; việc thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết; giá trị của các văn bản, giấy tờ do các cơ quan đã ban hành; việc sử dụng con dấu, bản phôi, biểu mẫu giấy tờ đã được in, phát hành; việc rà soát, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật và xử lý các vấn đề phát sinh chưa dự liệu hết sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Nội dung chính sách và quy định của dự thảo Nghị quyết tập trung vào 3 chính sách lớn, được quy phạm hóa trong 15 điều. Cụ thể:
Chính sách 1: Xử lý những vấn đề chung, có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Chính sách 2: Xử lý các vấn đề liên quan đến thẩm quyền nội dung của một số chủ thể, tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể này được quyền quy định khác luật của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và trình tự, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị và thẩm quyền quy định các nội dung trên;
Chính sách 3: Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý đối với các vấn đề khác phát sinh sau khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhưng chưa dự liệu được hết trong Nghị quyết nhằm không làm gián đoạn hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, người dân, doanh nghiệp và việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
Tại hội thảo, đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp địa phương đã góp ý cụ thể với từng chính sách và điều khoản của dự thảo Nghị quyết. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp nghiên cứu tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, trình Chính phủ theo quy định.
Theo Bộ Tư pháp, quá trình thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ có tác động trực tiếp đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Qua tổng hợp, có 5.026 văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã rà soát gần 1.700 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan Trung ương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm
Tin khác

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu
Sự kiện 22/07/2025 18:34

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã
Sự kiện 21/07/2025 13:21

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ
Sự kiện 19/07/2025 19:26

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật
Sự kiện 18/07/2025 20:21

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi
Sự kiện 17/07/2025 21:11

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”
Sự kiện 17/07/2025 20:16

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Infographic 17/07/2025 16:17

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học
Sự kiện 16/07/2025 23:07

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sự kiện 15/07/2025 21:07

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)
Infographic 15/07/2025 19:26