Họa sĩ Bùi Đức dùng cưa máy để làm điêu khắc
Người họa sĩ 40 năm gắn bó với nghề ghép vải thành tranh Độc đáo không gian Đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ trên sân thượng Họa sĩ bắc giàn giáo, đội nón vẽ tranh bích họa làm đẹp Thủ đô |
Bùi Đức vốn là họa sĩ sơn mài, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Đại học Mĩ thuật năm 2003. Năm 2007, anh được chọn là một trong ba hoa sĩ Bắc – Trung – Nam tham dự triển lãm Hội họa quốc tế tại Singapore.
Nhiều người cho rằng tranh Bùi Đức những năm đầu của hành trình sáng tạo thấm đẫm nỗi cô đơn. Vẻ đẹp của tranh Đức khi ấy là thứ vẻ đẹp ám ảnh, lôi cuốn người xem vào cõi tinh thần nhiều day dứt, nhiều mềm yếu, lắm vật vã. Sự ám ảnh đó nằm sâu sau những trau chuốt, kĩ càng, tinh tế đến nghiêm cẩn của nghệ thuật sơn mài, càng tinh tế bao nhiêu, sự dồn nén càng lớn bấy nhiêu.
Họa sĩ Bùi Đức |
Tranh như một sự giải thoát, cũng là sự giam cầm cái linh hồn nhạy cảm cứ rung lên sau màu, hình, chất liệu… Những chiếc mâm chẳng theo khuôn khổ nào, cái tròn, cái méo được làm bằng những nhát đẽo thô sơ. Vết dao vạt, vết đục nham nhở, những đường rãnh nông sâu chằng chịt, mắt mấu sẹo nguyên cả đám trên thân gỗ. Đối với một số người, đó là thứ xấu xí bỏ đi. Trong mắt người nghệ sĩ, đó là cái đẹp hiếm có.
“Một ngày, tôi nhận nhận ra điều thôi thúc mình bấy lâu, đó là khao khát làm một cái gì đó để tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp tự nhiên của văn hóa Tây Bắc. Nhưng đứng trước những vật dụng gỗ in vết thời gian đó, tôi bỗng hoảng sợ. Tôi sợ mình sẽ phá hỏng nó, phá đi tinh thần và sự đẹp đẽ vốn có. Chỉ đến khi biết được mình sẽ làm gì, tôi vượt qua nỗi sợ. Điều gì đến phải đến, tôi làm điêu khắc”, họa sĩ trải lòng.
Có lẽ ở Việt Nam, chưa có ai làm điêu khắc như họa sĩ Bùi Đức: Dùng cưa máy để tạc gỗ. Làm điêu khắc bằng máy cầm tay rất thích vì nó thần tốc, chạy kịp cảm xúc nhưng rất nguy hiểm. Nếu không biết kiểm soát sẽ lĩnh sẹo theo nghĩa đen thậm chí nguy đến cả tính mạng. Không ít lần Bùi Đức phải vào viện khâu những vết chém trên tay, có lần suýt bay cả chân nhưng chính vì thế lại có thêm những cung bậc cảm xúc tươi rói.
Họa sĩ Bùi Đức dùng cưa máy để làm điêu khắc |
Một lần sáng tác như một cơn lên đồng, một trận say điêu linh, anh thừa nhận giữa bụi mù bột gỗ, bề bộn dụng cụ,… anh tìm được khoái cảm mà khi vẽ tranh anh chưa bao giờ có.
Có thể nhận ra, tác phẩm điêu khắc đặc trưng của Bùi Đức là phù điêu. Mỗi phù điêu là một gương mặt. Mỗi gương mặt là một ấn tượng riêng đọng lại, thần thái, biểu cảm đều khác thường. Chỉ cần cảm xúc và tư tưởng dẫn đường, Bùi Đức không theo trường phái nào nhất định.
Không thể gọi tên phong cách sáng tác của Bùi Đức, nhưng chẳng phong cách, trường phái nào thay thế được sự sống động, phóng túng, sự rung động sâu sắc trong từng khối tượng. Khác hẳn tranh sơn mài với tạo hình chỉn chu, chuẩn mực, phù điêu Bùi Đức thoát hẳn khuôn khổ, tự do biểu đạt ý tưởng, thoáng đãng mạch lạc ở tổng thể nhưng “găm chết” những chi tiết chủ đạo.
Nhưng tác phẩm điêu khắc của họa sĩ Bùi Đức |
Tạo hình điêu khắc của Bùi Đức tôn trọng chất liệu tuyệt đối. Gỗ không chỉ là chất liệu, gỗ còn chính là hình tượng nghệ thuật. Những gương mặt nửa như trồi ra từ gỗ, nửa như lặn vào trong gỗ.
Phù điêu của Bùi Đức độc đáo còn ở chỗ mỗi gương mặt người được gắn trên một mâm gỗ cổ còn nguyên màu thời gian. Anh nói rằng giá trị của tác phẩm ở chiếc mâm chứ không chỉ ở những khuôn mặt được tạo tác. Bằng cách đó, Bùi Đức cho những chiếc mâm gỗ cổ một tâm thế mới, một đời sống mới theo cách nhìn của nghệ sĩ.
Tác phẩm điêu khắc của Bùi Đức hôm nay là sự nhẹ nhõm đến thanh khiết của một người đã đạt đến trạng thái trẻ thơ – một lần nữa. Cái nhẹ, rỗng, trong văn vắt đó lại bồng bềnh trôi trên bao mặt tượng gồ ghề, gân guốc, thô mộc.
Tháng 10/2020, Bùi Đức tròn 53 tuổi, anh quyết định kỉ niệm cái tuổi đặc biệt này bằng một cuộc trưng bày nhỏ mang tên “Không nghĩ”. Gần 100 tác phẩm điêu khắc triển lãm lần này đánh dấu một chặng mới trên hành trình sống, sáng tạo của người họa sĩ tài hoa. Triển lãm điêu khắc "Không nghĩ" được trưng bày tại tầng 2, 70 Nguyễn Du - Hà Nội từ ngày 30/10 đến 8/11.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47