Hoà mình vào không gian chợ phiên vùng cao dịp 30/4, 1/5
Người lao động được nghỉ 4 ngày liên tục trong dịp 30/4 - 1/5/2022 Phiên chợ Bắc Hà vẫn tấp nập dù trời mưa lạnh Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội “Sắc màu cao nguyên trắng” |
“Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” là điểm nhấn trong khuôn khổ hoạt động tháng 4 “Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Chợ vùng cao với nhiều gian hàng thể hiện sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc, trong đó, 10 gian hàng của tỉnh Sơn La gồm: rau củ quả, thịt trâu treo gác bếp...; 20 gian hàng là giới thiệu các sản vật địa phương của các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Ba Vì (Hà Nội) với các sản vật đặc trưng địa phương như thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu dân tộc, thuốc nam, măng khô, miến dong, mật ong…; 10 gian nhà lá giới thiệu ẩm thực truyền thống dân tộc: Gà ri, lợn mán, các loại rau rừng…
“Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” sẽ là một trong hoạt động hấp dẫn tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới. |
Tại phiên chợ vùng cao này, du khách còn được trải nghiệm không gian trao đổi mua bán, chế biến các món ăn truyền thống, uống rượu ngô, ăn thắng cố, mèn mén chúc tụng chia vui, không gian những cặp trai gái người Mông say sưa với những điệu khèn, các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như giã bánh dày, đánh quay (tu lu), leo cột, đẩy gậy...
Ngoài ra là một số các hoạt động nổi bật khác như: Giới thiệu nghệ thuật khèn Mông của dân tộc Mông, giới thiệu nét đẹp văn hoá qua nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân đồng bào tỉnh Sơn La, tái hiện Tết nhảy của đồng bào dân tộc Dao, tái hiện Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Thái, chương trình nghệ thuật múa Rối nước của Nhà hát Múa rối Việt Nam.
Các hoạt động trên với sự tham gia của khoảng 100 người của 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Mông (Hà Giang), Khơ Mú (Nghệ An), Thái (Sơn La), Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Dao (Tp. Hà Nội), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), Xơ Đăng (Kon Tum), Ba Na (Gia Lai); Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng). Cùng với đó là các dân tộc Mông, Dao, Thái (tỉnh Sơn La) và các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát múa Rối Việt Nam…
Với các hoạt động hấp dẫn nêu trên, hứa hẹn Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách tận hưởng kỳ nghỉ lễ với nhiều trải nghiệm lý thú và ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
10 địa điểm du lịch tâm linh ngày Tết nổi tiếng linh thiêng
Du lịch 31/01/2025 12:36
Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm
Du lịch 30/01/2025 11:41
Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới
Du lịch 30/01/2025 06:47
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN
Du lịch 27/01/2025 08:46
Tuyết phủ trắng đỉnh Fansipan
Du lịch 26/01/2025 23:42
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09