--> -->

Hóa đơn tiền điện tháng 3 tăng “bất thường”, vì sao?

Ảnh hưởng đại dịch Covid-19, đại số doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn, thì những ngày qua khi đến kỳ thanh toán  tiền điện, nhiều hộ gia đình phải thốt lên: "Chưa phải mùa nóng, sao tiền điện nhiều thế?".
hoa don tien dien thang 3 tang bat thuong vi sao EVN Hà Nội lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao
hoa don tien dien thang 3 tang bat thuong vi sao Hóa đơn tiền điện, chủ đề lại nóng vào đầu hè

Tiền điện tăng có “bất thường”?

Theo phản ánh của nhiều độc giả, trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều hộ gia đình gặp không ít khó khăn về việc phải dừng công việc, thực hiện cách ly xã hội…Trước những khó khăn ấy, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã chung tay cùng Chính phủ hỗ trợ các gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn. Trong đó, ngày 1/4, Bộ Công Thương đã có đề xuất với Chính phủ về việc giảm 10% giá điện cho tất cả các đối tượng khách hàng sử dụng điện trong 3 tháng (từ tháng 4-6/2020).

hoa don tien dien thang 3 tang bat thuong vi sao
Tiền điện chính thức được Bộ Công Thương điều chỉnh giảm 10% giá điện từ kỳ hóa đơn tháng 5-7/2020.

Tuy nhiên, trong khi người dân vẫn còn đang “dài cổ” ngóng giá điện giảm từng ngày, thì tại kỳ thanh toán hóa đơn tiền điện tháng 4/2020, nhiều gia đình đã rất bất ngờ về việc tiền điện cao hơn những tháng trước đó. Ông Đỗ Hữu Ngọc - Thành phố Việt Trì, Phú Thọ cho biết, tháng 2/2020 hóa đơn thanh toán tiền điện của gia đình tôi chỉ ở mức hơn 1,4 triệu đồng/tháng, nhưng trong tháng 3/2020 thì tiền điện của gia đình tôi đã tăng lên 2,1 triệu đồng, mặc dù theo tính toán mức tiêu dụng điện và thiết bị sử dụng điện không đổi.

“Từ ngày 1/4/2020, vợ chồng tôi mới chính thức ở nhà nhiều hơn do thực hiện cách ly xã hội, vì thế nếu tiền điện tăng thì tăng trong tháng 4 này mới hợp lý. Trong khi đó, tháng 3 cũng không phải là tháng cao điểm sử dụng các thiết bị điện vì thời tiết vẫn còn khá lạnh, đây thực sự là nghịch lý”, ông Đỗ Hữu Ngọc cho hay.

Đồng quan điểm với ông Đỗ Hữu Ngọc, bà Nguyễn Thị Hằng - Thành phố Phủ Lý, Hà Nam cho rằng, hóa đơn tiền điện của gia đình bà trong tháng 3/2020 cũng có sự tăng vọt bất thường lên gần 150% so với tháng liền kề trước đó.

“Tháng 3/2020 chưa có đợt nắng nóng cao điểm nào, do đó nhiều thiết bị tiêu thụ điện nhiều như điều hòa, quạt, gia đình tôi không hề sử dụng. Ngoài ra, thiết bị điện trong nhà cũng chỉ có các vật dụng thông thường như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, thiết bị chiếu sáng, bếp từ…và mức sử dụng điện so với tháng 2 gần như không có nhiều sự thay đổi. Thế nhưng, trong khi tháng 2 hóa đơn tiền điện của gia đình tôi chỉ có 900 nghìn đồng/tháng, thì hóa đơn tiền điện của tháng 3/2020 đã tăng lên hơn 1,2 triệu đồng/tháng. Tôi nghĩ chắc EVN đang có “cách tính giá điện mới” trước khi thực hiện giảm 10% giá điện theo đề xuất của Bộ Công Thương”, bà Hằng bày tỏ.

Cũng theo chị Đỗ Hạnh - Thành phố Hòa Bình, Hòa Bình, tôi không thể hiểu nổi ngành điện chốt số như thế nào, cũng với các thiết bị sử dụng điện như tháng 2/2020, hóa đơn tiền điện tháng 3/2020 của gia đình tôi lại tăng lên gấp đôi. Từ mức 325 nghìn đồng/tháng của tháng 2, thì trong tháng 3 hóa đơn tiền điện đã tăng lên 728 nghìn đồng/tháng.

"Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 này, mức tăng như vậy đối với gia đình tôi là quá nhiều và quá bất thường. Trong khi cả nước chung tay chống dịch, các dịch vụ đều giảm để hỗ trợ người dân thì ngành điện lại có hóa đơn tăng giá. Phải chăng tăng giá tháng này để bù lỗ cho những tháng sau giảm 10%, đây là nghịch lý của sự độc quyền?”, chị Hạnh bức xúc.

Mức tăng có tính quy luật?

Trước phản ánh của khách hàng về việc giá điện tháng 3/2020 tăng bất thường, mới đây EVN đã có lý giải về vần đề này và cho rằng, việc hóa đơn tiền điện tăng trong tháng 3/2020 là có tính quy luật theo thời tiết hàng năm. Đặc biệt là khu vực miền Nam bắt đầu chuyển sang nắng nóng. Riêng tháng 3/2020, có một số đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài, với mức nhiệt độ trên 35 độ C. Việc sử dụng các thiết bị làm mát tiêu thụ nhiều điện năng, nhất là máy lạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới lượng điện tiêu thụ tăng.

Cũng theo EVN, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, người dân hạn chế ra đường, thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, việc sử dụng điện sinh hoạt tăng nhiều hơn bình quân hằng năm. Thống kê của ngành điện cũng cho thấy, lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tháng 3/2020 tăng 8,55% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thành phố Hà Nội tăng 17% và thành phố Hồ Chí Minh tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.

Không đồng tình với cách lý giải về việc hóa đơn tiền điện tăng của EVN, ông Đỗ Hữu Ngọc cho biết, gia đình tôi vẫn duy trì sinh hoạt và sử dụng điện bình thường như nhiều tháng trước đó. Trong khi đó, tháng 3 hai vợ chồng tôi vẫn đi làm bình thường và chỉ thực hiện việc giãn cách xã hội từ 1/4, còn về việc các con ở nhà và học trực tuyến thì chủ yếu học qua máy tính, hoặc điện thoại, do đó mức tiêu thụ điện không thể tăng đột biến như vậy. Trong khi đó, miền Bắc trong tháng 3 không có đợt nắng nóng như miền Nam, do đó các thiết bị làm mát không sử dụng đến. EVN lý giải như vậy là không hợp lý.

“Điều bất thường là không chỉ có nhà tôi, mà nhiều gia đình khác hóa đơn cũng tăng giá khủng khiếp như vậy. Với những gia đình có điều kiện thì không nói, nhưng với các gia đình khó khăn, thì mức tăng như thế này trong thời điểm dịch bệnh khiến cuộc sống của họ sẽ càng trở nên khó khăn hơn”, ông Đỗ Hữu Ngọc nói.

Trước đó theo EVN, dự báo về tình hình hóa đơn tiền điện của khách hàng tăng cao, các Tổng công ty điện lực đã chủ động thông tin lưu ý khách hàng để khách hàng kiểm tra việc sử dụng điện của mình; tăng cường tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách hàng qua Trung tâm Chăm sóc khách hàng…Đặc biệt, theo EVN, trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận ý kiến của khách hàng về hóa đơn tiền điện, nhân viên điện lực sẽ phối hợp cùng khách hàng đối soát chỉ số đồng hồ, lượng điện tiêu thụ trong kỳ, hóa đơn tiền điện; với những hóa đơn có mức tăng trên 30%, các tổng công ty điện lực sẽ tiến hành phúc tra 100% chỉ số công tơ trước khi phát hành tới khách hàng. Việc phúc tra sẽ do bộ phận độc lập thực hiện.

Cũng liên quan đến việc giảm giá điện, ngày 9/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2020 tại văn bản số 41/NQ-CP; trong đó, giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 theo đề xuất của Bộ Công Thương tại văn bản số 22/BC-BCT ngày 1/4/2020.

Sau khi nhận được Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ, ngày 10/4/2020, Bộ Công Thương đã khẩn trương dự thảo Văn bản hướng dẫn chi tiết và gửi xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện theo đúng quy định của pháp luật trước khi chính thức phát hành văn bản chỉ đạo EVN thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, EVN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện trong 3 tháng từ tháng 4 - 6/2020 (bắt đầu tính từ kỳ hóa đơn tháng 5-7/2020).

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Sáng ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (đoạn nối từ đường trục phía Nam đến đường Hương Sơn - Tam Chúc) có chiều dài 12,5km. Dự án với tổng mức đầu tư 2.080 tỷ đồng, thời gian thi công 690 ngày. Công tác giải phóng mặt bằng được 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa triển khai khẩn trương, đạt được kết quả tích cực, tạo điều kiện sẵn sàng để khởi công xây dựng.
Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Với 416/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03%), sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
“Mùa sứa”, món quà từ biển

“Mùa sứa”, món quà từ biển

Khi cái nắng bắt đầu trải dài trên những bãi cát là lúc miền biển bước vào mùa hè. Với những người dân biển, mùa hè không chỉ có nắng, có gió, mà còn có một “mùa” đặc biệt, đó là “mùa sứa”.
Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Thanh Xuân vừa tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn quận góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).

Tin khác

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thời gian gần đây, thị trường thực phẩm online tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một mặt hàng tưởng chừng như xa lạ, nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng đó là lòng se điếu.
Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện mang chủ đề “Tự hào nông sản Việt 2025”. Sự kiện kéo dài liên tục từ nay đến hết ngày 7/5/2025 trên toàn hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động