-->

Hỗ trợ xã Minh Châu phát triển kinh tế, du lịch

Ngày 10/2, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến thăm và làm việc tại xã Minh Châu (huyện Ba Vì) để nghe báo cáo về tình hình, kết quả và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh Hà Nội: Triển khai bài bản phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng động viên tân binh lên đường nhập ngũ

Minh Châu là xã vùng bãi giữa sông Hồng, được thành lập từ năm 1955 với 3 thôn là Chu Chàng, Chu Châu và Liễu Châu. Đến năm 1972, do điều kiện tự nhiên hằng năm ngập lụt, thôn Liễu Châu được di chuyển sáp nhập với thị trấn Tây Đằng, nên đến nay, Minh Châu chỉ còn 2 thôn với diện tích tự nhiên 563,33ha, trong đó, đất canh tác là 284,09 ha. Dân số có 6.545 khẩu, sống ở 7 khu dân cư với 1.424 hộ, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thuần túy.

Hỗ trợ xã Minh Châu phát triển kinh tế, du lịch
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thăm mô hình nuôi bò sữa tại xã Minh Châu. (Ảnh: Lê Kiên)

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Thành phố và huyện Ba Vì, xã Minh Châu được đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm. Tổng giá trị sản xuất năm 2022 đạt 382,9 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch, tăng 11,9% so với năm 2021. Trong đó, tổng diện tích đất gieo trồng 269,03ha, thu nhập trong trồng trọt ước đạt 62,2 tỷ đồng. Trong chăn nuôi, đến năm 2022, tổng đàn bò trên toàn xã là 4.928 con, trong đó, đàn bò sữa là 2.238 con.

Tuy nhiên, do vị trí địa lý nên xã Minh Châu bị ngăn cách bởi con sông Hồng, đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, hộ nghèo và cận nghèo còn cao so với các xã trong huyện và Thành phố.

Xã Minh Châu kiến nghị Thành phố, huyện quan tâm đầu tư hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nhà văn hóa trung tâm, sân vận động trung tâm và các điểm sinh hoạt cộng đồng tại 7 khu dân cư.

Đồng thời, đề nghị Thành phố đầu tư xây dựng cho xã Minh Châu cây cầu đi sang xã An Tường (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) để bảo đảm việc đi lại và tiêu thụ hàng hóa, nông sản khi mùa mưa lũ ngầm tràn không lưu thông được. Kiến nghị Thành phố có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ đất nông nghiệp để địa phương có vùng chăn nuôi xa khu dân cư được thực hiện.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ngành của Thành phố cùng địa phương trao đổi, thảo luận làm rõ những tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn để đưa ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới của xã đảo Minh Châu.

Trong đó, các đại biểu đưa ra các giải pháp để tăng tỷ lệ học sinh của địa phương tiếp tục theo học trung học phổ thông; chú trọng công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; việc thành lập hợp tác xã để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn cũng như các giải pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm khi hoạt động chăn nuôi gia súc nằm trong khu dân cư…

Hỗ trợ xã Minh Châu phát triển kinh tế, du lịch
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Lê Kiên)

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao những kết quả mà xã Minh Châu đạt được trong những năm qua, với mức thu nhập bình quân đầu người 58 triệu/năm, nhờ đó, bộ mặt đời sống của người dân được thay đổi tích cực. Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chú trọng.

Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho rằng, với lợi thế đặc thù của một xã đảo duy nhất của Thành phố, Minh Châu chưa phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển nông nghiệp theo hướng tự phát nên gây ô nhiễm môi trường.

Trên cơ sở các kiến nghị của địa phương, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho rằng trước hết cần thay đổi nhận thức trong định hướng phát triển, bởi đây là xã đảo duy nhất của Thành phố. Vì thế, trước mắt, huyện Ba Vì cần xây dựng Đề án nêu rõ những cơ chế, chính sách đặc thù báo cáo Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố để giúp xã Minh Châu phát triển hơn nữa.

Trong đó, chính quyền địa phương cần chú trọng xây dựng quy hoạch xã, dựa vào các căn cứ khoa học và dự báo phát triển của một xã đảo của vùng văn hóa xứ Đoài. Trên cơ sở quy hoạch này, huyện Ba Vì cần cập nhật vào quy hoạch của huyện và Thành phố, trong đó chú ý đến quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng đê kè vùng lũ…

Hỗ trợ xã Minh Châu phát triển kinh tế, du lịch
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thăm mô hình trồng rau sạch tại xã Minh Châu. (Ảnh: Lê Kiên)

Từ thực tế phát triển của xã đảo đặc thù, đồng chí Nguyễn Văn Phong yêu cầu chính quyền địa phương cần chú trọng đến công tác quy hoạch xây dựng, gắn với phát triển du lịch địa phương, để vừa phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn giữ được cảnh quan nông thôn, không gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, phải xác định rõ từng lợi thế và khó khăn để mỗi người dân hiểu và đồng lòng triển khai thực hiện.

Đối với các sở, ngành của Thành phố, đồng chí Nguyễn Văn Phong yêu cầu hỗ trợ xã Minh Châu phát triển 2 sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch.

Đối với chính quyền địa phương, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong yêu cầu tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu về tác hại của ô nhiễm môi trường khi chăn nuôi trong khu dân cư; sớm triển khai việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung; đồng thời, chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa, giáo dục.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động