Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây
Đó là 13 ngôi làng nghề trồng hoa, trồng rau, trồng cây thuốc…, làm thêm các nghề nề, mộc, dệt vải lụa… nổi tiếng kinh kỳ, với những tên gọi được ghi vào địa bạ vẽ lên bản đồ, viết vào thần tích lưu trong ký ức dân gian, khác biệt hay trùng lặp theo quan niệm là: Liễu Giai, Giảng Võ, Đại Yên, Thủ Lệ, Cống Vị, Hữu Tiệp, Vĩnh Phúc (còn gọi là Vạn Phúc, Vạn Bảo), Cống Yên, Ngọc Hà, Đống Nước (tách ra từ Đại Yên), Yên Biểu (sau nhập vào Xuân Biểu), Ngọc Khánh (tách ra từ Giảng Võ), Kim Mã.
Một vị thần thành hoàng linh thiêng in bóng rợp của một bậc tiên công khai cơ cho cả vùng 13 làng được cẩn trọng thờ phụng không những ở Thập Tam Trại mà còn tại cả chính nơi quê hương sinh thành của ngài - làng Lệ Mật thuộc huyện Gia Lâm trước đây (bây giờ thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên). Nhiều người gọi ngài là “ông hoàng Lệ Mật”. Nhưng tên gọi này chẳng những không được chấp nhận mà còn khiến người Thập Tam Trại và Lệ Mật không hài lòng. Người ở đây gọi ngài là Quý Công, là Hoàng Phúc Trung hoặc Quý Công Hoàng Phúc Trung. Và thường nữa gọi ngài theo tôn danh hoặc chức danh là Thái Tể, là Hà Hải thái giám hoặc Linh Chương đại vương. Ấy là gọi theo thần tích hoặc theo sắc phong của ngài.
Bản thần phả đình Cống Vị chép: Ở làng Lệ Mật xưa có gia đình, chồng họ Nguyễn tên Quang; vợ là Hoàng Thị Tâm, một lần đi cầu tự ở chùa Đại Bi về sinh được một cậu con trai, đặt tên là Quý Công, sau theo họ mẹ và mang tên là Hoàng Phúc Trung. Năm16 tuổi, Hoàng Phúc Trung được vời vào triều vua Lý Thái Tông làm quan Thái giám. Lúc đấy, xảy ra việc trưởng công chúa của vua đi chơi thuyền trên sông Thiên Đắc bị vua Thủy Tề dâng sóng cướp mất. Hoàng Phúc Trung đã dũng cảm nhảy xuống nước giao đấu với thủy quái và vớt được thi hài công chúa. Công lao ấy khiến vua muốn khen thưởng rất hậu. Nhưng Hoàng Phúc Trung không nhận mà chỉ xin vua cho phép đưa dân Lệ Mật sang mạn Tây kinh thành , khai hoang lập ấp, tạo thành vùng “Kinh quán” Thập Tam Trại. Hôm ấy là ngày 23 tháng 3. Sau đấy cứ vào ngày này là “cựu quán” dân Thập Tam Trại đều hàng năm vượt sông Hồng , về dự lễ hội ở Lệ Mật để nhớ ơn người.
Bản ngọc phả đình Liễu Giai chép với đôi chút xuất nhập: Công chúa nhà Lý bị đắm thuyền, chết đuối mất xác. Vua ra lệnh thưởng hậu cho ai vớt được. Hoàng Phúc Trung đã lặn lội chỗ sông sâu hiểm, mang được xác công chúa lên bờ. Do đó, được vua phong làm Thái giám nội thị tự khanh. Nhưng ngài đã từ chối, và chỉ xin vua cho đưa dân Lệ Mật sang lập ra Thập Tam Trại ở mạn Tây kinh thành.
58247
Ngôi đình làng Vĩnh Phúc xưa, chung chủ đề tín ngưỡng với các đình Kim Mã, Ngọc Khánh… thờ Thái tể Hoàng Phúc Trung nên còn có tên là Đình Thái Tể. Ở đây, còn có “lăng Thái Tể” là nơi chôn cất vị tiên công khai cơ Thập Tam Trại. Ngài lâm bệnh mất lúc 93 tuổi. Vua định cho đưa thi hài của ngài về an táng ở “cựu quán” Lệ Mật, nhưng chỉ sau một đêm, mối đã đùn thành gò ở chỗ mất nên chuyển ý cho xây lăng ở đấy.
Chuyển từ vùng “kinh quán” Thập Tam Trại về chỗ “cựu quán” Lệ Mật, thì sự tích truyền ngôn và phong tục truyền đời ở đây bên cạnh những điểm tương đồng với tình hình ở Thập Tam Trại, còn thấy một huyền thoại nữa có chút khác biệt: Công chúa nhà Lý không bị nạn ở sông Thiên Đức mà ở hồ Tây, khi ấy có tên là Dâm Đàm. Qúy Công Hoàng Phúc Trung đã nhảy xuống nước đánh chém và giết được Giảo long - kẻ đã gây ra tai nạn. Công chúa tuy không còn sống, nhưng vẫn nhớ ơn ấy nên trước ngày lễ hội Lệ Mật, thường vẫn “gửi” cá từ hồ Tây về giếng đình làng quê hương người anh hùng và ân nhân họ Hoàng để làm lễ tế.
Đôi câu đối cổ ở đình làng Lệ Mật, hiện vẫn còn rõ ý, phù hợp với sự tích này (dịch) :
“Sông chém loài giao, muôn thuở truyện xưa trang địa chí
Cá về giếng ngọc, tháng ba xuân thắm gió Tây Hồ”
Chiếc “giếng ngọc” làng Lệ Mật ấy bây giờ vẫn còn đường kính lớn hơn 20 mét ở sát tòa nghi môn trong sân đình làng. Vào những ngày hội xuân ở đình, cùng với cuộc diễn xướng hào hùng, nhắc lại sự tích thần làng là Qúy công Hoàng Phúc Trung đánh diệt Giảo Long , bao giờ cũng có lễ tiết “đánh cá thờ” ở giếng đình. Đó là những con cá đã được thánh đánh dấu bằng những chấm màu đỏ, hoặc đỏ ngả vàng, do công chúa nhà Lý theo mây gió mà “gửi” về từ hồ Tây. Cá đánh ở giếng lên sau khi trình thánh sẽ được làm gỏi để trịnh trọng dâng cúng.
Đó cũng là lúc mà các vị già làng, cùng dân chúng Thập Tam Trại thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn người có công lập làng mở trại, và đặc biệt là để thắt chặt mối thân tình và ân tình giữa “kinh quán” cùng “cựu quán”, tấp nập qua sông tìm về Lệ Mật dự lễ hội, theo tiếng hát ca dao cổ truyền:
“Đến ngày hăm ba tháng ba
Dân trại ta vượt Nhị hà thăm quê
Kinh quán, cựu quán đề huề
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây”!.
Nhà sử học Lê Văn Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Tin khác
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Thể thao 03/02/2025 06:33
Rạp phim ở Hà Nội hút khách ngày mùng 5 Tết
Điện ảnh 02/02/2025 14:48
Man United vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2: Đại bàng tự tin
Thể thao 02/02/2025 08:01
Brentford vs Tottenham, 21h00 ngày 2/2: “Bầy ong” giành 3 điểm
Thể thao 02/02/2025 07:45
Ngày Tết cùng nghe Rhymastic, Quang Hải, Ánh Viên kể bí mật đằng sau thành công
Giới sao 01/02/2025 13:26
Nhận định trận Wolves vs Aston Villa: Chiến đấu để trụ hạng
Thể thao 01/02/2025 06:46
Vòng play-off Champions League, Man City vs Real Madrid: Định mệnh
Thể thao 01/02/2025 06:42
Nhận định trận Arsenal vs Man City: Thời cơ để "Pháo thủ" bắn hạ Man xanh
Thể thao 01/02/2025 06:34
Nhận định trận đấu Bournemouth với Liverpool: Phần thắng nghiêng về Lữ đoàn đỏ
Thể thao 31/01/2025 06:34
Nottingham và Brighton: Không dễ để chủ nhà có được 3 điểm
Thể thao 31/01/2025 06:27