Hiệp định CPTPP: Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam?
Hiệp định CPTPP chính thức được 11 nước ký kết tại Chile | |
Hiệp định CPTPP: Để biến thách thức thành cơ hội |
Cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam?
Việc tham gia Hiệp định CPTPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam, qua đó, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các nước có thị trường lớn, đồng thời giúp chúng ta cải cách thể chế nhà nước, thu hút vốn đầu tư... Tuy nhiên, những khó khăn từ CPTPP đối với nền kinh tế Việt Nam cũng không nhỏ, khi Việt Nam sẽ phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ từ các nước thành viên tại thị trường trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp Việt sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn nữa ngay từ “sân nhà”.
Cần khống chế mức “trần ưu đãi” đối với DN FDI tại các địa phương để tạo sự công bằng giữa các DN. |
Đánh giá về những thuận lợi từ Hiệp định CPTPP đối với nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã từng nhận định, CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây, sẽ tác động đến Việt Nam trên rất nhiều khía cạnh như chính trị - đối ngoại, kinh tế.
“Những tác động tích cực của CPTPP tương đối toàn diện. Tuy nhiên, khuôn khổ hội nhập nào cũng đều hàm chứa những tác động tích cực và những điều ngược lại", Bộ trưởng Bộ Công Thương nhận định.
Việc Việt Nam tham gia CPTPP, cũng như các nước thành viên khác, Việt Nam không chỉ mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường.
Qua đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa còn gặp nhiều khó khăn và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới.
Đưa ra quan điểm về những thuận lợi mà CPTPP mang lại, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, khi CPTPP được ký kết, nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện và công việc tổ chức thực thi cam kết hội nhập, cải cách để hướng tới tăng trưởng bền vững và những nhân tố tổng hợp có tính tích cực tạo ra giá trị gia tăng của kinh tế.
Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội từ CPTPP, Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các cơ chế từ bên trong, đặc biệt là cải cách thể chế Nhà nước. Qua đó, dung hòa với các Hiệp định thương mại tự do khác mà chúng ta đã ký kết từ trước, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Thách thức đến từ chính cơ hội
Từ những thuận lợi trên có thể thấy, Hiệp định CPTPP sẽ mang lại lợi ích rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức đến từ chính những cơ hội trên là không nhỏ. Thậm chí, khó khăn không chỉ đến với các doanh nghiệp (DN), mà ngay cả với chính người dân Việt Nam.
Theo đánh giá từ Bộ Công Thương, từ thực tiễn hội nhập những năm trước đây, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hay khi ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) đã cho thấy, nếu tận dụng tốt cơ hội khai thác thị trường, thực thi cam kết hội nhập gắn với nền kinh tế một cách chủ động, tác động tiêu cực sẽ bị hạn chế.
Nhưng nếu không chủ động mà thụ động, thậm chí lơ là, không quan tâm đến thực thi cam kết trong hội nhập, tất yếu sẽ phải trả giá. Và Hiệp định CPTPP cũng không phải là một ngoại lệ. Thuận lợi sẽ dành cho các ngành: Da giày, dệt may, thương mại điện tử…nhưng khó khăn cũng sẽ đến với các ngành chậm chạp trong đổi mới như: Mía đường, nông nghiệp và một số ngành vẫn còn đang được bảo hộ khác…
Trong khi đó, khó khăn đầu tiên dễ nhận thấy đó là sự rút lui của Hoa Kỳ khi không tham gia Hiệp định TPP. Về khó khăn này, các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo từ các nước thành viên còn lại đều nhận định, đây là một sự thất bại đối với tiềm năng kinh tế.
Bởi, nếu có Hoa Kỳ, tổng xuất khẩu của 12 nước thành viên sẽ đạt khoảng 26,6% thương mại toàn cầu, trong đó có khoảng 11,4% đến từ thương mại nội khối giữa các nước thành viên với nhau. Trong khi đó, không có Hoa Kỳ, tổng xuất khẩu của 11 nước còn lại giảm còn 15,2% thương mại toàn cầu và 2,3% đến từ nội khối.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà kinh tế, tác nhân khó khăn lại nằm ở những vấn đề rất chi tiết. Khối ASEAN có thỏa thuận tự do thương mại trong nội bộ với nhau và với Nhật Bản, trong khi đó, Canada không có thỏa thuận với bất cứ nước châu Á nào trong CPTPP. Do đó, Canada vẫn có thể hy vọng giành được lợi ích lớn từ Hiệp định này thông qua những cơ hội được đối xử ưu đãi mà các đối tác châu Á mang lại.
Ngoài ra, những hạn chế trong năng lực cạnh tranh quốc gia có thể là nhân tố cản trở Việt Nam khai thác những cơ hội mà CPTPP mang lại như: Sức ép cạnh tranh đối với các DN Việt Nam sẽ tăng lên và kéo theo nguy cơ thất bại của các DN trên chính thị trường nội địa.
Đối với các DN dệt may, nếu không làm tốt có thể phải bán lại thương hiệu cho công ty nước ngoài, hoặc phải đi gia công cho các thương hiệu và phân phối ngay trong thị trường nước nhà. Trong khi đó, nhiều mặt hàng nông nghiệp, Da giày, dệt may…sẽ phải đối mặt với những thách thức từ việc thực hiện các quy định CPTPP, khi họ phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, tiểu chuẩn chất lượng, kỹ thuật…và đây trở thành thách thức không nhỏ với DN trong nước.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, để nắm bắt được những thuận lợi đến từ CPTPP, các doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới.
“Bản thân cơ hội không biến thành lợi ích và đôi khi chính thách thức làm nên cơ hội. Thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Do đó, việc tận dụng được đến đâu những lợi ích mà CPTPP mang lại phụ thuộc rất lớn vào những hành động của Nhà nước và sự chủ động của các DN” ông Phú nhận định.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22