--> -->

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Chiều 19/11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố

Trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trong nhiều năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực vượt bậc của nhân dân, các cấp chính quyền thành phố, Hà Nội bước đầu đã xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông.

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường trình bày tờ trình.

Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống giao thông vận tải hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Tình trạng ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường… là những thách thức lớn với các cơ quan quản lý giao thông thành phố.

Qua kinh nghiệm thực tiễn triển khai trên thế giới cho thấy, việc hình thành phát triển hệ thống giao thông thông minh (ITS) giữ vai trò quan trọng, có tính nền tảng và là một trong các trụ cột chính của Thành phố thông minh.

Việc triển khai đề án sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.

“Do vậy, việc ban hành Nghị quyết thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết”, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội nhấn mạnh.

Phát triển hệ thống giao thông thông minh theo 3 giai đoạn

Mục tiêu định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho thành phố Hà Nội theo từng giai đoạn cụ thể, trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của thành phố vào năm 2025; xác định được khung kiến trúc chung cho hệ thống giao thông thông minh và các chức năng chính cơ bản của hệ thống giao thông thông minh; định hướng các cơ chế chính sách trong quản lý, đầu tư, khai thác, vận hành hệ thống; phân công trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Đại biểu bấm nút thông qua Đề án.

Chức năng chung của hệ thống ITS, về yếu tố kỹ thuật, có 4 chức năng: Thu thập thông tin các nguồn dữ liệu về hệ thống giao thông thành phố; chia sẻ thông tin cho các cơ quan, tổ chức; xử lý, phân tích dữ liệu; bảo mật thông tin.

Về ứng dụng, có 12 chức năng, cụ thể: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng; quản lý vận tải; quản lý nhu cầu giao thông; mô phỏng giao thông trong công tác quản lý, khai thác và điều hành giao thông vận tải.

Nguyên tắc xây dựng đề án bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khoa học và thực tế; tính khả thi khi triển khai thực hiện; các ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh thành phố phải có tính mở, cho phép người sử dụng có khả năng lựa chọn, ra quyết định, đồng thời đảm bảo sẵn sàng chia sẻ, phát triển.

Tuân thủ kiến trúc chính phủ điện tử, các nền tảng số quốc gia, kiến trúc tham chiếu cho hệ thống ITS trong nước TCVN 12836-1:2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, khung kiến trúc của Thành phố thông minh.

Việc phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin theo đề án phải đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của ngành, của các cá nhân, tổ chức, không để lộ lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Huy động được đa dạng nguồn lực trong đầu tư hạ tầng giao thông thông minh; gắn kết hệ thống hạ tầng hiện hữu và hạ tầng đầu tư trong tương lai; đi trước đón đầu ứng dụng các công nghệ khoa học mới, hiện đại; thuận tiện trong quản lý, khai thác, vận hành.

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Quang cảnh Kỳ họp.

Nghị quyết cũng thông qua khung kiến trúc chung của hệ thống giao thông thông minh với một số nội dung như: Thu thập thông tin các nguồn dữ liệu về hệ thống giao thông thành phố; chia sẻ thông tin cho các cơ quan, tổ chức; xử lý, phân tích dữ liệu; bảo mật thông tin; giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông...

Về định hướng phát triển theo các giai đoạn, Thành phố đề xuất lộ trình phát triển theo 3 giai đoạn, cụ thể như sau: Giai đoạn 1 từ năm 2025 - 2027. Mục tiêu: Hình thành và đưa vào khai thác vận hành Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội, trong đó có bộ phận quản lý điều hành giao thông thông minh với giai đoạn đầu khai thác 9/12 chức năng, bao gồm: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

Giai đoạn 2 từ năm 2028 - 2030. Mục tiêu, mở rộng phạm vi, vùng hoạt động đối với 9 chức năng hiện hữu đã hình thành trong giai đoạn 1. Hoàn thiện, đưa vào khai thác vận hành đủ 12/12 chức năng theo yêu cầu của hệ thống giao thông thông minh (bổ sung 3 chức năng còn lại: Quản lý vận tải; quản lý nhu cầu (thu phí nội đô); mô phỏng giao thông). Tích hợp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý, điều hành giao thông thành phố tại trung tâm.

Giai đoạn 3 sau năm 2030. Mục tiêu, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống giao thông thông minh thành phố, kết hợp đồng bộ cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông, tạo nên di chuyển thông minh trong thành phố thông minh, đưa Hà Nội trở thành có hệ thống quản lý, điều hành giao thông tiên tiến ngang tầm khu vực.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức

Triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, lựa chọn phần mềm quản lý cán bộ, cập nhật dữ liệu theo mô hình tổ chức mới trước ngày 15/8.
U23 Việt Nam vs U23 Lào: Đã sẵn sàng bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam vs U23 Lào: Đã sẵn sàng bảo vệ ngôi vương

Vào lúc 17h ngày 19/7, U23 Việt Nam sẽ có trận ra quân tại bảng B giải U23 Đông Nam Á, gặp đối thủ U23 Lào trên sân Patriot, Indonesia. Dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang Sik, đoàn quân áo đỏ bước vào giải với tư cách đương kim vô địch, mang theo mục tiêu bảo vệ ngôi vương và hướng đến cú “hat-trick” lịch sử. Cuộc chạm trán với U23 Lào, dù không được đánh giá là quá khó, vẫn là một thử thách cần sự tập trung và tính toán hợp lý.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Tin báo mới nhất: Bão số 3 (Wipha) giật cấp 12 đổ bộ vào Biển Đông

Tin báo mới nhất: Bão số 3 (Wipha) giật cấp 12 đổ bộ vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão Wipha đang di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc và sẽ đi vào Biển Đông vào ngày 20/7, với tốc độ khoảng 20-25 km/h, đồng thời tiếp tục mạnh thêm.
Xã Đại Thanh: Phát huy cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Xã Đại Thanh: Phát huy cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Vừa qua, tại xã Đại Thanh đã diễn ra Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng xã Đại Thanh và Đại hội Đảng bộ Uỷ ban nhân dân xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Các đại hội đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của chính quyền địa phương 2 cấp hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả.
Phường Thanh Liệt: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hành động vì nhân dân

Phường Thanh Liệt: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hành động vì nhân dân

Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Thanh Liệt và Chi bộ các cơ quan trực thuộc Đảng bộ Uỷ ban nhân dân phường vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về phương án tuyến, vị trí và các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.
Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Thành phố Hà Nội yêu cầu đảm bảo tiến độ khởi công tuyến metro số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào ngày 10/10 và tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc vào ngày 19/12.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ xây hơn 100 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao

Các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ xây hơn 100 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao

Để chuẩn bị cho việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tỉnh miền Trung đang khẩn trương lên kế hoạch xây dựng hơn 100 khu tái định cư
Hà Nội: Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương chấp hành pháp luật về giao thông

Hà Nội: Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương chấp hành pháp luật về giao thông

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” năm 2025, với chủ đề “Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai”.
Hà Nội đối mặt “bài toán xe cũ”: 70% xe máy đang lưu hành đã xuống cấp

Hà Nội đối mặt “bài toán xe cũ”: 70% xe máy đang lưu hành đã xuống cấp

Thủ đô Hà Nội hiện có hơn 9,2 triệu phương tiện giao thông các loại đang lưu hành. Trong đó, Thành phố quản lý hơn 6,9 triệu xe máy cùng 1,1 triệu ô tô; khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành khác cũng thường xuyên hoạt động trên địa bàn. Đáng lo ngại, có tới 70% số xe máy đang lưu hành là xe cũ đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng.
Khi phái đẹp ủng hộ xử phạt nặng các "ma men"

Khi phái đẹp ủng hộ xử phạt nặng các "ma men"

Tối 17/7, lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) Hà Nội đã tiếp tục triển khai quyết liệt kiểm tra nồng độ cồn trên nhiều tuyến phố, mang lại sự phấn khởi và đồng tình mạnh mẽ từ đông đảo người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Những hình ảnh xử phạt không khoan nhượng đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn là lời cảnh tỉnh cho những "ma men" coi thường tính mạng bản thân và người khác.
Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Nhằm giải quyết nhu cầu lớn về cấp Giấy phép lái xe (GPLX) trên địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai kế hoạch cao điểm, tăng cường khả năng sát hạch lên đến hàng nghìn học viên mỗi ngày, đảm bảo đáp ứng kịp thời quyền lợi chính đáng của người dân Thủ đô.
Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc phân luồng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, sửa chữa.
Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà

Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà

Trung tâm thông tin chỉ huy của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an chính thức hoạt động 24/24 giờ với công nghệ AI hiện đại, tự động phát hiện vi phạm và gửi thông báo trong 2 tiếng. Thay vì tuần tra thủ công, CSGT giờ đây sẽ "tuần tra" trên môi trường điện tử, hướng tới mục tiêu người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông ngay tại nhà, góp phần hình thành văn hóa giao thông công bằng, minh bạch.
Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Dương Nội, Hà Nội đã khiến khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, nhiều người bị thương, trong đó có một cháu bé. Cơ quan chức năng xác định tài xế điều khiển ô tô trong tình trạng nồng độ cồn rất cao: 0,861 mg/L khí thở, vượt hơn 2,2 lần mức “kịch khung” theo quy định tại Nghị định 168/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động