Hiểm họa khôn lường từ bóng cười
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!? Ngành Y tế Hà Nội triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy |
Tưởng chừng vô hại và cười càng nhiều càng có lợi cho sức khỏe song việc lạm dụng bóng cười đã gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh và tim mạch.
![]() |
Bác sĩ khuyến cáo không sử dụng bóng cười để tránh gây hệ lụy cho sức khỏe. (Ảnh minh họa) |
Đơn cử, vừa qua, Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.M.N (23 tuổi, ở Hà Nội) đến thăm khám trong tình trạng tê bì tay chân, cảm giác châm chích ở các đầu chi, khó khăn trong vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ kéo dài, hồi hộp, tim đập nhanh trong suốt 1 tháng. Được biết, bệnh nhân có thói quen sử dụng bóng cười liên tục trong 1 năm nay, tần suất khoảng 3 lần/tuần.
Tại Phòng khám, bệnh nhân được thăm khám thần kinh và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cổ cho thấy bệnh nhân bị thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ, viêm đa dây thần kinh ngoại biên. Bác sĩ kết luận nguyên nhân gây tê bì tứ chi của bệnh nhân đến từ việc lạm dụng bóng cười kéo dài, hậu quả do ngộ độc khí N2O dẫn tới tổn thương thần kinh.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Thu - chuyên khoa Thần kinh, Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân cho biết: Trong bóng cười có chứa chất N2O, khi ngộ độc khí N2O, biến chứng thần kinh xuất hiện đầu tiên, sau đó gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, cảm giác ban đầu bệnh nhân có thể cảm nhận rõ đó là tê bì tứ chi. Với những tổn thương thần kinh xuất hiện sau 6 tháng sẽ không còn khả năng hồi phục. Trường hợp này, may mắn, triệu chứng mới xuất hiện 1 tháng nên bệnh nhân vẫn còn cơ hội hồi phục nếu tuân thủ điều trị.
Không chỉ tại Phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Xuân, thời gian qua Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp phải nhập viện do ngộ độc bóng cười và để lại những biến chứng nặng nề.
"Việc hút bóng cười có thể dẫn tới rối loạn thần kinh như co giật, mất kiểm soát, trầm cảm, rối loạn cảm giác, liệt vận động, rối loạn giấc ngủ, tổn thương hệ thần kinh trung ương… Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp, người dùng cũng có thể bị giảm nhận thức, tầm nhìn và thính giác", bác sĩ Huyền Thu phân tích.
Bởi vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo, người dân, đặc biệt thanh thiếu niên không nên sử dụng bóng cười vì những biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Đồng thời, giới trẻ cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao, ăn uống và sinh hoạt điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để xây dựng cuộc sống vui khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến
Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11