Hãy tiêm bất kỳ loại vắc xin có sẵn khi đến lượt!
May mắn khi sớm được tiêm vắc xin
Chị Nguyễn Hải Lý (ngõ 330 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) công tác tại một trường mầm non trên địa bàn Hà Nội. Tháng 4/2021, chị Lý là một trong số ít những người đầu tiên thuộc đối tượng được ưu tiên tiêm chủng vắc xin Covid-19 AstraZeneca (Vương quốc Anh) tại Việt Nam.
Thời điểm ấy, tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội cũng như các địa phương khác vẫn đang được kiểm soát tốt, người dân được sống trong điều kiện “bình thường mới”. Do vậy, các thông tin về tiêm chủng vẫn chưa được nhiều người quan tâm, để ý.
![]() |
Theo các chuyên gia, vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất. (Ảnh minh họa) |
Khi vắc xin AstraZeneca mới về Việt Nam, rất nhiều thông tin trái chiều được đưa ra bàn luận trên các trang mạng xã hội. Thậm chí, nhiều thông tin bất lợi xung quanh về các phản ứng phụ sau tiêm… khiến người dân trở nên nghi ngại. Trên thực tế, đã có rất nhiều người từ chối tiêm vắc xin khi đến lượt được ưu tiên. Chị Lý chia sẻ, ban đầu, chị cũng có một chút lo lắng, tuy nhiên sau khi tìm hiểu kỹ các thông tin được Bộ Y tế khuyến cáo, chị quyết định đăng ký tham gia tiêm chủng.
“Tôi hiểu rằng, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nếu như không tiêm vắc xin thì sẽ không có cách nào để kiểm soát được dịch bệnh. Hơn ai hết, tôi hiểu rằng, khi các cấp, các ngành, Bộ Y tế đã đưa vắc xin về Việt Nam tiêm cho người dân, có nghĩa là đã có sự kiểm duyệt an toàn của vắc xin. Đặc biệt, trước khi tiêm tôi được khám sàng lọc, sau tiêm được nhân viên y tế theo dõi sức khỏe tận tình nên không còn lo lắng nữa”, chị Lý cho biết.
Trong những ngày cuối tháng 8, Thanh Xuân Trung trở thành ổ dịch lớn nhất Hà Nội bởi xuất hiện hàng trăm ca mắc Covid-19 không rõ nguồn lây. Ở ngay trong tâm dịch, chị Lý mới cảm nhận được hết may mắn của bản thân khi đã hoàn thành đủ 2 mũi tiêm vắc xin Covid-19.
“Mặc dù biết rằng vắc xin không thể bảo vệ hoàn toàn 100% nhưng tôi tin rằng mình sẽ không gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không may mắc bệnh. Hiện tại, gia đình tôi cũng như hàng xóm rất nhiều người đang đợi đến lượt được tiêm vắc xin. Tôi muốn nói rằng, mọi người hãy cứ tiêm vắc xin có sẵn. Trong thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng như thế này, vắc xin an toàn nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất và đừng bỏ lỡ cơ hội”, chị Lý chia sẻ.
Vắc xin hiệu quả nhất là vắc xin được tiêm sớm
Trong ngày 8/9, Hà Nội tiếp tục ghi nhận tổng số 41 ca mắc mới, trong đó có 7 ca tại cộng đồng, 31 ca trong khu vực cách ly, 3 ca khu vực phong tỏa. Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận tổng số 3.660 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.578 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.082 ca. Một số ổ dịch mới phát sinh trên địa bàn thành phố ghi nhận số ca mắc cao là ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân (516), Văn Miếu, Đống Đa (117), Văn Chương, Đống Đa (90).
Để sớm trở về cuộc sống bình thường, thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong đó quan tâm đến vấn đề tiêm chủng. Thành phố tiếp tục triển khai tiêm vắc xin theo phân bổ của Bộ Y tế một cách nhanh nhất, sớm nhất và an toàn nhất cho người dân ở tất cả các địa phương theo hình thức cố định và lưu động.
![]() |
Hiện nay, việc tiêm chủng được xem là "chìa khóa" để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. |
Theo chuyên gia Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, vắc xin Covid-19 chính là “chìa khóa” để đẩy lùi dịch bệnh ở Hà Nội hiện nay. Người tiêm vắc xin giúp hệ miễn dịch nhận biết và sẵn sàng chống lại vi rút nếu chúng xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin phòng, chống dịch được nghiên cứu trong điều kiện khẩn cấp.
“Hiện nay, có những vắc xin hiệu quả được 90%, có được 60-70%; vắc xin Covid-19 không bảo đảm an toàn 100%, người tiêm rồi cũng có thể bị mắc bệnh nhưng sẽ làm giảm triệu chứng, giảm nguy cơ tử vong. Như vậy cũng là góp phần khống chế dịch bệnh rồi”, ông Trần Đắc Phu chia sẻ.
Ông Phu cũng thông tin, hiện nay, một số người dân còn có tâm lý lựa chọn vắc xin. Trong dư luận và tâm lý của người dân nói chung, vẫn còn hoang mang, nghi ngại thậm chí từ chối một số loại vắc xin, ví dụ như Vero Cell Sinopharm do Trung Quốc sản xuất. Ông Phu cho rằng điều đó là không nên bởi vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất. Đặc biệt, hiện nay, tất cả các vắc xin Covid-19 nhập về Việt Nam đều được nghiên cứu kỹ và thẩm định tính an toàn cho con người.
Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, vắc xin trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp bắt buộc phải thử nghiệm lâm sàng trên người với 3 giai đoạn, trên nguyên tắc đảm bảo 3 yếu tố: An toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ. Kể cả sau khi đã được phê duyệt, các loại vắc xin trên đều phải liên tục bổ sung, cập nhật các thông tin, dữ liệu liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của vắc xin trong quá trình sử dụng.
“Trước kia người ta có tâm lý e ngại vắc xin AstraZeneca hay Sinopharm của Trung Quốc. Tuy nhiên, bây giời người dân thấy 2 loại vắc xin này cũng tốt. Hiện nay loại vắc xin này được cấp phép và tiêm rất nhiều nước trên thế giới. Ví dụ, Trung Quốc cũng dùng vắc xin Sinopharm để tiêm cho người dân hay Campuchia cũng tiêm loại vắc xin này và đã khống chế được dịch”, ông Trần Đắc Phu thông tin.
Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell của Sinopharm được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) kiểm định theo đúng quy trình nghiêm ngặt và được cấp giấy chứng nhận trước khi đưa ra sử dụng tiêm cho người dân. Vắc xin Sinopharm đã được cấp số đăng ký lưu hành trong trường hợp khẩn cấp và có điều kiện do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 7929/QĐ-BYT ngày 8/7.
Vắc xin Vero Cell cũng đã được WHO phê duyệt nằm trong danh sách vắc xin sử dụng khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và cũng đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào sử dụng trong tiêm chủng.
“Để góp phần nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, có sức đề kháng chống lại dịch bệnh, khi mà các nguồn cung vắc xin khác về Việt Nam chậm hơn dự kiến, thì việc tiêm vắc xin Sinopharm trong thời điểm này là kịp thời, và cần thiết. Các cơ sở y tế luôn đảm bảo quy trình chặt chẽ và theo dõi sức khoẻ người được tiêm nên người dân hoàn toàn yên tâm”, ông Trần Đắc Phu cho biết.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã khuyến cáo, người dân không nên lựa chọn vắc xin, có vắc xin nào thì tiêm vắc xin đó. Tất cả vắc xin Bộ Y tế cấp phép sử dụng đều đã được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép và các nước đã sử dụng, không phải vắc xin này tiêm cho nhóm này, vắc xin kia tiêm cho nhóm kia. Thông điệp từ WHO cũng rất rõ ràng, đó là hãy tiêm bất kỳ loại vắc xin có sẵn khi đến lượt. Vắc xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vắc xin cũng sẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lan truyền trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
Du lịch 20/04/2025 21:57

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân
Chuyển đổi số 20/04/2025 21:56

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 21:56

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá
Cộng đồng 20/04/2025 19:09

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 17:42

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025
Du lịch 20/04/2025 09:49

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/04/2025 22:30

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học
Giáo dục 19/04/2025 21:18