-->

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Dám từ bỏ để bắt đầu

Chị Phạm Thị Kiều Oanh là người có gần 20 năm hoạt động trong ngành ngư nghiệp và nông nghiệp. Với tình yêu và đam mê sâu sắc dành cho nông sản và ẩm thực Việt Nam, năm 2017, chị đã thành lập Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi (Rueco - JSC).

Và, cũng chính chị là người đưa Rueco - JSC từ một công ty nông nghiệp non trẻ trở thành thương hiệu nông sản và thực phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trải qua nhiều năm phát triển và nỗ lực không ngừng, Công ty đã xây dựng ba thương hiệu nông sản và đặc sản cổ truyền theo chuỗi giá trị là Rueco, Ruca, Gaba.

Hành trình lấy “ngọc của trời”
Chị Phạm Thị Kiều Oanh - người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.

Một ngày đầu tháng 7, trong cuộc trò chuyện với chị Phạm Thị Kiều Oanh ngay tại “đại bản doanh” của Rueco - JSC ở quận Tây Hồ, được chị chia sẻ, năm chị 32 tuổi chị thấy sức khỏe yếu đi rõ rệt, có những biểu hiện bất thường, chị đã đến bệnh viện khám và nhận được kết quả mình mắc bệnh tiểu đường. Khi ấy, chị khá suy sụp.

Theo suy nghĩ của chị khi đó thì đây là căn bệnh nhiều biến chứng, đa số thường mắc ở người già, chị mới 32 tuổi - đang ở độ tuổi sung sức và nhiều năng lượng nhất, tại sao tôi lại phải gắn bó với giường bệnh? Không để suy sụp trước bệnh tật, chị bắt đầu mày mò thay đổi thực đơn, cách sinh hoạt để thích nghi và khống chế bệnh.

Qua tìm hiểu chị biết gạo lứt là một loại ngũ cốc rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, chị bắt đầu sử dụng nó là nguyên liệu chính trong thành phần dinh dưỡng mỗi ngày của mình. Tuy nhiên, để tìm được nguồn gạo sạch, tốt nhất cho cơ thể người bệnh như chị không phải là dễ. Chị suy nghĩ đến việc: “Tại sao mình lại không tự làm ra một loại gạo sạch, không thuốc trừ sâu, không hóa chất bảo quản, chống mốc... để phục vụ cho bản thân và những người bệnh như mình?”.

Nghĩ là làm, chị Oanh bắt đầu lao vào thực hiện ý tưởng mà mình nung nấu. Chị tìm hiểu về kỹ thuật canh tác lúa, về đất, nước, khí hậu phù hợp với cây lúa nước - một lĩnh vực khác biệt hoàn toàn so với công việc hiện tại của chị.

Hành trình lấy “ngọc của trời”
Chị Phạm Thị Kiều Oanh (thứ 2 từ phải sang) giới thiệu sản phẩm Rueco tại Triển lãm Giao thương Việt Nam - Nhật Bản ở Tokyo nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Những khó khăn từ bước đi đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp đã khiến chị Oanh có những lúc muốn chùn bước, nhưng rồi một “tia sáng” đã lóe lên. Chị Oanh kể: “Sau nhiều lần tìm kiếm tôi may mắn được một người quen giới thiệu ở Kiến Thụy, Hải Phòng có một vùng nuôi rươi rất rộng. Bên trên họ có trồng lúa để tạo môi trường sống cho rươi. Con rươi rất sạch, nếu môi trường sống bẩn, có hóa chất, chúng sẽ không thể sống được. Chính vì vậy, lúa trồng ở ruộng rươi chắc chắn không thể sạch hơn được”. Nắm được thông tin quý giá này, chị Oanh vội vàng đi Hải Phòng.

Thông qua việc hợp tác với các làng nghề truyền thống và nông hộ, tất cả các sản phẩm do Rueco - JSC trực tiếp sản xuất hoặc phân phối đều có nguyên liệu bản địa, là những đặc sản vùng miền của Việt Nam và được sản xuất theo phương pháp, công thức cổ truyền.

Rueco - JSC nhận thức được tầm quan trọng của các phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống và luôn chú trọng việc xây dựng quy trình canh tác kết hợp giữa kinh nghiệm, kiến thức của người nông dân địa phương với tiến bộ khoa học công nghệ.

“Giây phút ngỡ ngàng đến trong cuộc đời tôi như một nhân duyên tuyệt vời, đó không phải là sự ngỡ ngàng đau khổ khi nhận được bản kết luận bệnh án mà đó là giây phút ngỡ ngàng vỡ òa trong hạnh phúc khi tôi đặt chân đến ruộng rươi. Tôi hiểu rằng, mình cần làm gì tiếp theo trong quãng đời còn lại của mình. Rằng tôi cần phải nỗ lực hết mình để mang hạt gạo tinh túy của đất trời Việt tới mọi người, cả trong và ngoài nước, đưa hạt gạo về đúng với giá trị thực sự của nó, đóng góp phần nào đó cho cuộc sống an lành của tất cả mọi người!”, chị Oanh nhớ về thời điểm đến với vùng đất mà chị chọn để phát triển ý tưởng của mình.

Chị đã thuyết phục bà con cùng mình làm sạch ruộng rươi, cùng các kỹ sư nông nghiệp tìm hiểu để đưa giống lúa thích hợp nhất vào trồng trên cánh đồng rươi. “Chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng người nông dân trong quá trình phát triển vùng nguyên liệu. Các lớp tập huấn trực tiếp cho nông dân được tổ chức định kỳ nhằm nâng cao nhận thức của người dân về canh tác an toàn, không hoá chất. Các tổ sản xuất được thành lập nhằm đảm bảo quy trình sản xuất được giám sát và cải tiến”, chị Oanh cho hay.

Với sự phối kết hợp chặt chẽ, sản lượng lúa thu được tăng dần từng năm, tự tin với sản phẩm của mình, chị Oanh bắt đầu hành trình mang “ngọc của trời” đi giới thiệu trên thị trường. Không phụ công sức của chị và những người nông dân, sản phẩm gạo sạch ruộng rươi được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Gia tăng giá trị cho hạt gạo

Sau khi chinh phục được những khách hàng khó tính nhất, chị bắt đầu bắt tay vào việc nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm để nâng cao giá trị của hạt gạo ruộng rươi. Từ gạo rươi sạch, các sản phẩm kế tiếp lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của những khách hàng quan tâm đến thực phẩm sạch cho sức khỏe như: Gạo nếp, gạo lứt tím thảo dược, gạo trắng xát dối, bánh gai gạo rươi, giấm gạo rươi, bánh chưng gạo rươi...

Hành trình lấy “ngọc của trời”
Chị Phạm Thị Kiều Oanh giới thiệu các sản phẩm của Rueco - JSC.

Để tăng thêm giá trị cho hạt gạo, chị Oanh và các cộng sự không ngừng tìm tòi phát triển thêm các chế phẩm phụ khác để phục vụ cuộc sống, đem lại sự an toàn và yên tâm cho người sử dụng. Ngoài sản phẩm gạo lứt, người tiêu dùng còn có thêm lựa chọn với sữa gạo lứt thảo dược, cốm gạo, mì gạo, dấm gạo….

Sau khi được thị trường trong nước đón nhận, chị Oanh tiếp tục mang sản phẩm sang giới thiệu tại Nhật Bản và một số nước khác, với mong muốn hạt “ngọc vàng” trên những cánh đồng rươi của Việt Nam được đi xa hơn nữa. Nhanh chóng, chị đã tìm được “chỗ đứng” cho các sản phẩm từ hạt gạo, được thị trường trong nước và nước ngoài đón nhận.

Không dừng lại ở đó, khi thấy bánh kẹo truyền thống có nguy cơ dần mai một khi mà nền kinh tế hội nhập đã giúp nhiều loại bánh kẹo, thực phẩm theo đó du nhập vào thị trường Việt Nam. Chị Oanh đã cùng các cộng sự tiếp tục phát triển các sản phẩm truyền thống.

Các dòng sản phẩm bánh kẹo truyền thống được cách tân của Rueco - JSC nổi bật như kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, chè lam,… đã và đang ngày càng khẳng định vị thế bánh kẹo Việt trên thị trường. Đây đều là những sản phẩm mang đậm hương vị tuổi thơ của nhiều người. Bên cạnh việc giữ nguyên hương vị truyền thống của sản phẩm, chị Oanh cũng nghiên cứu để phát triển những sản phẩm ấy phù hợp với thị hiếu khách hàng hiện nay.

Hành trình lấy “ngọc của trời”
Các dòng sản phẩm bánh kẹo truyền thống của Rueco - JSC được đóng gói cẩn thận và đảm bảo tiện lợi cho người sử dụng.

Dù là dòng sản phẩm được làm từ gạo trồng ở ruộng rươi hay bánh kẹo truyền thống thì trong quá trình sản xuất chị Oanh vẫn luôn đặt cái tâm của mình vào từng sản phẩm. Từ khâu chọn nguyên liệu, sản xuất, đóng gói đều rất cẩn thận và được kiểm soát chặt chẽ. Nguyên liệu đầu vào luôn phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, là nguyên liệu loại 1, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo độ tươi và chất lượng sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất, chị Oanh vẫn luôn chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh đó sẽ áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại tân tiến để loại bỏ những sinh vật gây hại gia tăng hạn sử dụng của sản phẩm, giảm bớt việc sử dụng chất bảo quản để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc đóng gói sản phẩm cũng rất được quan tâm, chú trọng. Chị Oanh cũng luôn đề cao tính tiện ích của sản phẩm vì vậy bao bì luôn được đóng gói cẩn thận và đảm bảo tiện lợi cho người sử dụng.

L.T.Hà

Nên xem

Đảm bảo tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy các sở của Hà Nội

Đảm bảo tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy các sở của Hà Nội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 362/UBND-NC triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy.
Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Vừa qua, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thu nhập tối thiểu 45 triệu đồng mới đáp ứng "giấc mơ" mua nhà Hà Nội

Thu nhập tối thiểu 45 triệu đồng mới đáp ứng "giấc mơ" mua nhà Hà Nội

(LĐTĐ) Trong bản tin thị trường tháng 2/2025, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng: "Để có thể mua một căn hộ tại Hà Nội, người mua cần có mức thu nhập tối thiểu dao động từ 45 triệu đến 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực...".
Quyết tâm thi đua lao động, sản xuất ngay từ đầu năm

Quyết tâm thi đua lao động, sản xuất ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Ngay từ những ngày làm việc bắt đầu sau Tết Nguyên đán, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất đã nhanh chóng bắt tay vào làm việc. Năm 2025, các cấp Công đoàn huyện quyết tâm đặt những mục tiêu cao hơn, góp phần xây dựng huyện Thạch Thất, Thủ đô và đất nước.
2.000 người lao động đến tìm hiểu cơ hội việc làm đợt 1 năm 2025 tại KCN VSIP Nghệ An

2.000 người lao động đến tìm hiểu cơ hội việc làm đợt 1 năm 2025 tại KCN VSIP Nghệ An

(LĐTĐ) Sáng 8/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND huyện Hưng Nguyên, Công ty TNHH VSIP Nghệ An tổ chức “Ngày hội việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đợt 1, năm
Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM

Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; xử lí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
Tăng cường phòng chống dịch cúm mùa tại TP.HCM

Tăng cường phòng chống dịch cúm mùa tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trước tình hình thời tiết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, Sở Y tế Thành phố đã khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là.

Tin khác

Xe container bốc cháy ngùn ngụt khi đang trên đường ở Bắc Ninh

Xe container bốc cháy ngùn ngụt khi đang trên đường ở Bắc Ninh

(LĐTĐ) Ngày 7/2, một xe đầu kéo đang chạy lên cầu Bình Than, Bắc Ninh thì bốc cháy ngùn ngụt khiến phần cabin bị thiêu rụi hoàn toàn.
Những bài văn khấn cúng ngày vía Thần Tài 2025

Những bài văn khấn cúng ngày vía Thần Tài 2025

(LĐTĐ) Ngày vía Thần Tài diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng, là dịp để những người làm ăn, kinh doanh cầu mong may mắn, tài lộc cho cả năm. Những người làm công việc khác cũng có thể cúng Thần Tài khi muốn có thêm may mắn về tài chính.
Nên xử lý thức ăn thừa sau Tết thế nào?

Nên xử lý thức ăn thừa sau Tết thế nào?

(LĐTĐ) Dân gian ta có câu “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”. Mâm cỗ Tết truyền thống luôn luôn phải đầy đặn, ngon lành với những món ăn giàu đạm, giàu chất béo. Tuy thế, vấn đề xử lý thức ăn thừa sau Tết lại khiến không ít người đau đầu.
Gợi ý chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025

Gợi ý chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025

(LĐTĐ) Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm là một dịp lễ quan trọng đối với những người kinh doanh buôn bán. Trong ngày này, người ta thường chuẩn bị mâm cúng Thần Tài với mong muốn nhận được sự phù hộ về tài lộc, làm ăn thuận lợi trong cả năm.
Những lưu ý khi mua vàng ngày vía Thần Tài

Những lưu ý khi mua vàng ngày vía Thần Tài

(LĐTĐ) Người Việt có thói quen đi mua vàng ngày vía Thần Tài để lấy may. Do đó, nhiều người đổ xô đi mua vàng để cầu một năm thuận lợi, may mắn đắc tài, đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh, công việc hanh thông, làm ăn buôn bán thuận lợi. Vậy, khi đi mua vàng vào ngày này thì cần lưu ý những gì?
Sự tích và ý nghĩa ngày vía Thần Tài

Sự tích và ý nghĩa ngày vía Thần Tài

(LĐTĐ) Theo sự tích dân gian, Thần Tài vốn là vị thần chịu trách nhiệm cai quản tiền bạc, của cải ở thiên đình, vì một sự cố mà lưu lạc dưới trần gian một số năm, và mùng 10 tháng Giêng là ngày ngài bay về trời. Trong ngày này, người dân thực hiện các nghi lễ cúng bái để cầu xin sự phù trợ, trở nên giàu có, buôn may bán đắt.
Kỳ cuối: Thông điệp bảo vệ rừng, thiên nhiên

Kỳ cuối: Thông điệp bảo vệ rừng, thiên nhiên

(LĐTĐ) Đêm. Cả bản tối om, từ “Rừng ma” vọng lại tiếng cà uôm của cọp chúa. Nó đi đến đâu mùi hôi theo đến đó. Người già trong bản bảo cọp về bắt linh hồn người chết mà nó thấy hợp theo hầu. Thỉnh thoảng từ nơi âm u ấy lại vọt lên ánh lân tinh màu xanh khiến rừng càng thêm liêu trai, huyền bí. Những năm đánh Mỹ, vùng này vẫn còn nhiều cọp lắm.
Vụ 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu: Khách hàng chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán

Vụ 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu: Khách hàng chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán

(LĐTĐ) Liên quan đến thông tin vụ việc khách hàng ăn 3 bát bún riêu ngày mồng 1 Tết (29/1) tại một cửa hàng bán bún riêu 54 phố Bạch Mai, nhưng phải trả đến 1,2 triệu đồng, chiều 4/2, lãnh đạo phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, khách hàng đã chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán, đồng thời nhận lại tiền thừa và ủng hộ vào quỹ “Vì người nghèo” của phường.
Cảnh báo nguy cơ bị kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ

Cảnh báo nguy cơ bị kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ

(LĐTĐ) Theo cảnh báo từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), thời gian gần đây, các cảnh báo về phương thức kiểm soát số điện thoại từ số tài khoản ngân hàng được truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Chiêu trò mới này đang được nhận định là rất nguy hiểm.
Kỳ 1: Bát bản mệnh và sự trân trọng đầy huyền bí

Kỳ 1: Bát bản mệnh và sự trân trọng đầy huyền bí

(LĐTĐ) Theo tục lệ xưa truyền đến đời nay của người Vân Kiều, mỗi thành viên trong gia đình khi sinh ra đều được bố mẹ, hoặc ông bà chọn một chiếc bát đặt hoặc treo lên cao, sát ban thờ. Nó không khác nào chiếc bát bản mệnh, nên người Vân Kiều rất sợ và kiêng kị mỗi khi bát bị vỡ.
Xem thêm
Phiên bản di động