-->

Hạn hán tại Ninh Thuận tiếp tục khốc liệt

Đã nhiều tháng nay, hồ Ông Kinh ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không còn nước, nhiều hồ tích nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng cạn kiệt. Nhiều gia đình phải tự bỏ tiền đào giếng để lấy nước sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế và khó tránh khỏi thiệt hại khi mùa hạn đang đến gần.
han han tai ninh thuan tiep tuc khoc liet Đừng để ô nhiễm nguồn nước thành thảm họa
han han tai ninh thuan tiep tuc khoc liet Xử lý nghiêm người đứng đầu không phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng
han han tai ninh thuan tiep tuc khoc liet
Nhiều hộ dân đào hố giữa lòng hồ Ông Kinh, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Thuận để tìm nguồn nước tưới cho sản xuất vào mùa hạn năm nay.

Thiếu nước cho sản xuất

Từ đầu năm 2018 đến nay, thời tiết ở Ninh Thuận ngày càng oi bức, nhiều hồ chứa đã cạn kiệt nước, báo hiệu mùa khô hạn sắp tới rất khốc liệt, người nông dân sẽ vất vả rất nhiều để chống hạn đang đến gần.

Hồ Ông Kinh ở xã Nhơn Hải đã cạn khô, đất ở đáy hồ nứt nẻ nhiều nơi, hàng trăm héc-ta cây trồng “ăn” nước tưới từ hồ này đang đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề vì nguồn nước ngầm ngày càng khô cạn. Nhiều nông dân rủ nhau đào hố ngay lòng hồ để tìm nước cứu cánh cho mùa vụ.

Hộ anh Nguyễn Minh Trí, thôn Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải trồng năm sào nho (5.000 m2). Từ năm 2015 đến nay, để bảo vệ cây trồng, anh Trí phải bỏ ra gần 50 triệu đồng thuê công đào giếng khoan, với mũi khoan sâu xuống lòng đất 41 m, cách lòng hồ Ông Kinh 200 m và lắp thêm đường ống hơn 1 km dẫn nước về rẫy tưới. Năm nay, anh chỉ giữ lại hai sào trồng nho, chặt bỏ ba sào trồng thay thế cây hành lá để tiết kiệm nước.

Anh Nguyễn Minh Trí than thở: “Năm nay khô hạn sớm quá, mới đầu tháng 3 mà dấu hiệu hạn ngày càng gay gắt, người dân chúng tôi phải bỏ tiền để thuê đào giếng, tìm kiếm nước tưới, nhưng nguồn nước ngầm nơi đây đã cạn kiệt nhiều năm qua, mùa vụ này chắc thua lỗ nặng nề hơn”.

Cách rẫy anh Trí không xa, ông Nguyễn Hàm An, 70 tuổi có giếng nước sâu 6 m cũng đang cạn kiệt nặng. Mấy năm qua, gia đình ông An đã bỏ ra 80 triệu đồng khoan bốn giếng nước với độ sâu từ 32 đến 36 m, nhưng chỉ có hai giếng có nước, hai giếng còn lại xem như mất trắng tiền đầu tư. Ông nói: “Trong rẫy chỉ còn hai lỗ giếng nhưng nước rất ít. Tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, không biết lấy nước ở đâu để tưới cho 1,5 ha cây hành, tỏi không bị chết khát, nên tưới đến đâu hay đến đó thôi”.

Hai năm trước, chị Đỗ Thị Cang cũng đã bỏ vốn đào giếng nước rồi bằng cách làm một bể nước có trải bạc để tích nước tưới cho ba sào trồng hành tỏi. Hiện nay, lượng nước không còn đủ để tưới cho ba sào trồng hành tỏi, nên chị quyết định bỏ hoang 1,5 sào và chuyển sang trồng ớt để tiết kiệm nước tưới.

Hiện tại, lượng nước tích chứa tại các hồ Tà Ranh, Phước Nhơn, Bầu Ngứ, Suối Lớn và Bà Râu nằm trên địa bàn các huyện: Ninh Phước, Thuận Nam, Bác Ái và Thuận Bắc không nhiều (từ 0,09 triệu m3 đến 2,36 triệu m3). Trong khi đó, hàng nghìn ha trồng lúa vụ đông xuân từ 40 đến 80 ngày tuổi đang rất cần lượng nước tưới ổn định để sinh trưởng, nên việc phân bổ nước tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Đơn cử như mực nước tại hồ Phước Nhơn, huyện Bác Ái hiện chỉ còn 0,09 triệu m3 nhưng phải đảm nhận tưới cho 182 ha đất sản xuất, trong đó có 106 ha đất lúa từ 40 đến 80 ngày tuổi; hồ Bà Râu ở huyện Thuận Bắc chỉ còn 2,36 triệu m3 nhưng phải đảm nhận việc tưới tiêu cho 621 ha.

Vất vả nước sinh hoạt

han han tai ninh thuan tiep tuc khoc liet

Với bình nước khoảng 200 lít được bơm nhờ từ nước giếng nhà dân, gần 60 học sinh và giáo viên Trường tiểu học Phước Kháng sinh hoạt từ hai đến ba ngày mới có nước giếng để bơm tiếp.

Chúng tôi đến thôn Suối Le, xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, hầu như các giếng khoan của 98 hộ đồng bào Raglai nơi đây đã cạn kiệt. Để có nước sinh hoạt, giáo viên và học sinh Trường tiểu học Phước Kháng phải cam chịu cảnh xin bơm nước từ giếng của một nhà dân gần trường với lịch bơm cách nhật hai ngày mỗi lần, mỗi lần khoảng 13 đến 30 phút.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyền, Trường tiểu học Phước Kháng bức xúc nói: “Nhiều tháng không có mưa, nên giếng của các hộ dân rất ít nước, chỉ bơm được vài chục lít vào buổi sáng, nhưng hai ngày mới bơm một lần. Bơm nhiều thì mạch ngầm trong giếng rỉ ra không kịp, máy bơm hút luôn cả cát lẫn chung với nước làm cho nước đục ngầu, không dám sử dụng”.

Năm 2011, nhà nước đầu tư xây dựng đài nước sạch ở Phước Kháng để cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng. Nhưng, nhiều hộ dân nơi đây cho hay, sau khi đi vào hoạt động được vài tháng thì đài nước sạch này không còn nước và bỏ hoang cho đến nay, người dân càng khan hiếm nước sạch. Anh Katơr Lô phải đi hàng cây số để đào một cái hố nhỏ ngay bờ suối gần lòng hồ rồi hớt từng giọt nước mang về nấu ăn và dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

han han tai ninh thuan tiep tuc khoc liet

Giếng nước nhà anh Katơ Hiền, ở thôn Suối Le, xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) chi phí hàng chục triệu đồng nhưng mạch nước ngầm rất ít, không đủ để sinh hoạt khi mùa hạn hán đang đến.

Nhà cách đài nước sạch khoảng 70 m, mấy năm qua, anh Katơr Hiền đã bỏ hàng chục triệu đồng đào giếng, thả gần 20 chiếc bi xuống lòng đất, nhưng nước ngầm dưới lòng giếng chưa được 50 cm, bật bơm điện chừng năm phút là giếng trơ cả đáy, phải đợi đến bảy tiếng đồng hồ sau đó, mới có thể bơm thêm năm phút rồi phải dừng, đợi nước ngầm rất vất vả.

Anh Katơr Hiền than vãn: “Bà con không biết lấy nước ở đâu để sử dụng. Nhiều giếng đào nước nhiễm phèn không sử dụng được. Trước đây, nhà nước cũng hỗ trợ người dân làm mô-tơ để hút nước giếng, giờ hư hỏng hết rồi”.

Chủ động các biện pháp chống hạn

Tính đến ngày 25-3, tổng dung tích nước chứa tại 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là 193 triệu m3/194 triệu m3, đạt 71,7 % dung tích so với thiết kế. Trong khi đó, diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là hơn 27,347 ha, nên việc điều chỉnh nước tưới sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận Phạm Ngọt cho biết, toàn tỉnh có hơn 27 nghìn ha đất sản xuất. Hiện nay, có nhiều hồ đã cạn khô hoặc xuống mực nước chết. Để chủ động điều tiết nước tưới phù hợp cho từng vùng sản xuất, Công ty đã thành lập các tổ công tác chống hạn đập Bến Nưng, đập Suối Bay, đập Tà Lốc…, tập trung bơm nước từ các hồ chứa lớn trên địa bàn để lấy nước tưới luân phiên cho cây trồng, nhất là diện tích lúa từ 40 đến 80 ngày tuổi.

Mặt khác, để "cứu cánh" cho vùng đất sản xuất “ăn” nước của hồ Ta Ranh, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, Công ty đã hỗ trợ đường ống cho các hộ dân bơm nước chống hạn từ trạm bơm Đá Trắng 1, Đá Trắng 2, lấy nước từ kênh Nam và hệ thống đập Nha Trinh để tưới luân phiên từ kênh chính đến kênh cấp 1, các địa phương tổ chức bảo vệ thời gian thực hiện tưới luân phiên nghiêm ngặt để tiết kiệm nước….

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng thủy văn, năm 2018, hạn hán có thể quay lại sớm hơn dự kiến mọi năm. Và, Ninh Thuận sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong mùa hạn năm nay.

Theo Nguyễn Trung/nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/1, khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước từ 21/1 đến 29/1/2025.
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/1/2025, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 - 22 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

(LĐTĐ) Là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ đan xen, phường Đội Cấn cũng như nhiều phường khác trên địa bàn Hà Nội gặp áp lực rất lớn khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bằng cách huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong các phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường, đến nay hoạt động thu gom, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/1, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, theo kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?

Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán 2025 dự báo thời tiết lạnh với khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại ngắn ngày ở miền Bắc, đặc biệt tại vùng núi. Trời tạnh ráo, ít mưa phùn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lễ hội và du Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động