--> -->

Hai phương án về cấp giấy chứng nhận cho đất ở chưa có giấy tờ

Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được trình Quốc hội là hai phương án về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền.
Trình Quốc hội 2 phương án thu hồi đất làm nhà ở thương mại Đại biểu Quốc hội: Tái định cư khó khả thi nếu “quy định cứng” trong luật Đại biểu Quốc hội nêu rõ quan điểm về bồi thường khi thu hồi đất

Hai phương án về cấp giấy chứng nhận

Ngày 3/11, Quốc hội thảo luận trên hội trường về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 16 chương, 236 điều, dự kiến được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp này.

Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được xin ý kiến Quốc hội lần này là quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền.

Hiện dự thảo Luật thiết kế hai phương án cho nội dung này. Trong đó, phương án 1 giữ quy định như dự thảo Luật được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 về thời điểm cấp Giấy chứng nhận đến trước ngày 1/7/2014.

Hai phương án về cấp giấy chứng nhận cho đất ở chưa có giấy tờ
Các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2014 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp thì diện tích được công nhận quyền sử dụng đất.

Phương án 2 chỉnh sửa về thời điểm cấp Giấy chứng nhận đến thời điểm nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến thời điểm nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận là không có tranh chấp thì diện tích được công nhận quyền sử dụng đất.

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án 1 và xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.

Phát biểu thảo luận tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, thực tế khi triển khai chế định giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình thời gian qua có những vướng mắc, bất cập; nhất là khi thực hiện các thủ tục như chuyển nhượng, thừa kế có khó khăn trong việc chứng minh thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận. Do đó, đại biểu đồng tình với hướng quy định của dự thảo.

Hai phương án về cấp giấy chứng nhận cho đất ở chưa có giấy tờ
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Quốc hội

Khoản 5 Điều 136 quy định: "Trường hợp các thành viên có chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình mà có nhu cầu được cấp 1 giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên giấy chứng nhận và trao cho người đại diện của hộ gia đình. Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định này. Vì theo khoản 24 Điều 3 thì giấy chứng nhận dạng hộ gia đình sẽ không phát sinh sau ngày Luật này có hiệu lực. Bên cạnh đó, các thành viên hộ gia đình đã phải chứng minh các thành viên khác khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

“Nếu chúng ta cho phép ghi tên đại diện thì khi một thành viên hộ gia đình thực hiện các quyền của người sử dụng đất lại tiếp tục chứng minh thành viên hộ gia đình là gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước khi giải quyết thủ tục hành chính cũng như gây phiền hà cho người dân. Cho nên tôi đề nghị bỏ quy định tại khoản 5 Điều 136”, đại biểu nói.

Hai phương án về cấp giấy chứng nhận cho đất ở chưa có giấy tờ
Đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn Hà Giang). Ảnh: Quốc hội

Theo đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn Hà Giang) hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới còn rất nhiều hộ cá nhân là người dân tộc thiểu số đang sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do điều kiện kinh tế khó khăn, không có tiền nộp để thực hiện việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính để cấp giấy chứng nhận. Do đó, các địa phương gặp khó khăn trong công tác quản lý đất đai.

Về phía người dân, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không được sử dụng quyền của mình như thế chấp hay góp vốn. Thực tiễn trên đã có không ít trường hợp người dân do thiếu hiểu biết, kinh tế khó khăn hoặc khi xảy ra tai nạn, rủi ro đã phải cầm cố, nhượng bán, bị mất đất dẫn đến tình trạng thiếu đất. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo và nhà nước lại phải giải quyết.

Từ thực tiễn trên, đại biểu Vương Thị Hương đề nghị bổ sung vào khoản 8 Điều 16 dự thảo Luật chính sách của nhà nước hỗ trợ kinh phí đo đạc, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, có chính sách giảm tiền sử dụng đất phù hợp đối với các trường hợp tại điểm a khoản 2 Điều 16 dự thảo Luật để người dân có điều kiện an cư, yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.

Hai phương án về cấp giấy chứng nhận cho đất ở chưa có giấy tờ
Đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn Nghệ An). Ảnh: Quốc hội

Cấp giấy chứng nhận cho đất ở chưa xây nhà ở

Đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn Nghệ An) nhìn nhận, dự thảo Luật đã quy định khá rõ ràng để có cơ sở xử lý cơ bản những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền trong thời gian qua.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu các dự thảo Luật sau nhiều lần chỉnh lý, đại biểu đề nghị nghiên cứu trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2004 nhưng chưa được xây dựng nhà ở.

Theo đại biểu Trần Nhật Minh, việc mở rộng đối tượng cấp giấy chứng nhận là các hộ gia đình, cá nhân được giao đất không đúng thẩm quyền vào mục đích để ở nhưng vì lý do nào đó chưa xây dựng nhà ở thì vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phù hợp, đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng.

Đại biểu Trần Nhật Minh cũng đề nghị Quốc hội cân nhắc việc thông qua dự thảo Luật tại kỳ họp này, để có thời gian rà soát, xử lý những vướng mắc, bất cập và lựa chọn các phương án được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra một cách thận trọng nhất.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Do dông lốc, sóng to, mưa lớn, trong đêm 19/7, nhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch của người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị đánh chìm. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng cứu nạn cứu hộ người và tài sản.
Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Theo thông tin từ Trạm bờ của Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nghệ An, đến 9 giờ ngày 20/7, có 785 tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên biển.
Xem thêm
Phiên bản di động