-->

Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong năm 2023, Hà Nội đã tập trung rà soát các thủ tục hành chính để phân cấp, ủy quyền. Đến nay, Thành phố đã phân cấp khoảng gần 40% thủ tục hành chính (vượt chỉ tiêu so với Chính phủ đề ra).
Hà Nội: Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân Hiệu quả từ mô hình "Giờ làm việc thứ 9" ở Ba Vì

Sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham luận tại Phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo Thủ tướng: Trong năm 2023, Hà Nội đã tập trung rà soát các thủ tục hành chính để phân cấp, ủy quyền. Đến nay, Thành phố đã phân cấp gần 40% thủ tục hành chính (vượt chỉ tiêu so với Chính phủ đề ra).

Chủ tịch UBND Thành phố chia sẻ, để làm được việc này thì kinh nghiệm của Hà Nội là “làm từ trên xuống” bởi nếu xin ý kiến của các sở, ngành, quận, huyện thì “chẳng sở, ngành, quận, huyện nào đồng ý phân cấp, ủy quyền cả”.

Hà Nội đã thành lập tổ công tác riêng, phân tích kỹ lưỡng, khoa học và và áp xuống cơ sở với tinh thần “vừa làm vừa sửa”. Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định đến thời điểm này, thực sự việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống.

Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tám Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Trên cơ sở phân cấp, ủy quyền, năm 2023, Hà Nội cũng đã rà soát toàn bộ chức năng, nhiệm vụ và đến thời điểm này, chức năng nhiệm vụ của tất cả 21 sở, ngành, các cơ quan tương đương đã được ban hành mới phù hợp với thực tiễn và phù hợp với phân cấp, ủy quyền.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Hà Nội cũng đã rà soát lại và xác định vị trí việc làm của toàn bộ các đơn vị với 2.687 đề án về vị trí việc đã được phê duyệt, ban hành xong. Cùng với việc Luật Thủ đô sửa đổi sắp có hiệu lực, trong năm 2025, Hà Nội sẽ xác định cụ thể tịnh biên biên chế phù hợp với quy mô, đặc thù của Thủ đô để nâng cao hiệu quả công việc, nguồn lực con người và tài chính.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, xác định cải cách tài chính công là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Hà Nội cũng đã rà soát lại toàn bộ danh mục dịch vụ công theo thẩm quyền và sẽ sớm trình HĐND Thành phố phê duyệt toàn bộ các danh mục đó.

“Các vấn đề về đơn giá, định mức sẽ được Thành phố hoàn thành cơ bản xong trong năm 2024. Từ đó mới thực hiện được việc thay đổi phương thức quản lý, thực hiện tự chủ tài chính, giúp việc đấu thầu các dịch vụ công thuận lợi, đảm bảo công bằng, minh bạch và tránh được việc đùn đẩy, sợ sai”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tham luận tại điểm cầu Hà Nội.

Chủ tịch UBND Thành phố dẫn chứng việc từ cuối năm 2023, đầu năm 2024, Hà Nội đã ban hành hệ thống đơn giá, định mức của ngành giáo dục và đã thí điểm ở cả 3 cấp. Qua nắm dư luận thì các trường thí điểm đều cho biết việc này đã tạo điều kiện để nhà trường tự chủ hơn về biên chế, trả lương và phục vụ tốt hơn, chất lượng đào tạo cao hơn. Chủ tịch UBND Thành phố cũng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang muốn áp dụng cách làm này của Hà Nội...

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh kiến nghị Chính phủ, Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét lại một số chỉ tiêu để đảm bảo thực chất hơn, khuyến khích nỗ lực của các địa phương. Chủ tịch UBND Thành phố dẫn chứng, trong hơn 1.000 dịch vụ công trực tuyến thì Hà Nội đã triển khai 116 dịch vụ công trực tuyến có thể thực hiện toàn trình. Có nhiều dịch vụ công trực tuyến như thủ tục đăng ký kết hôn không thể thực hiện 100% qua mạng.

Vì vậy, theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiến nghị, cần thống nhất các tiêu chí để đánh giá chính xác hơn các phần việc, phản ánh đúng nỗ lực của hệ thống chính trị trong số hóa dịch vụ công, vừa động viên cán bộ công chức và người dân thấy được nỗ lực của các địa phương trong lĩnh vực này.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Ford Việt Nam vừa chính thức giới thiệu Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt, chiếc xe là sự hòa trộn giữa khả năng vận hành mạnh mẽ - sẵn sàng đồng hành trong mọi hành trình khám phá, sự tiện nghi tối ưu và loạt công nghệ hiện đại tập trung vào khách hàng. Tất cả được gói gọn trong một mẫu SUV thể thao vững chãi, tinh tế và đầy cảm hứng khi lái.
Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy.
Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động