-->

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Tiếp nối, lan tỏa nét đẹp “uống nước nhớ nguồn” Thấm sâu truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” Chương trình nghệ thuật “Màu hoa đỏ”: Lan tỏa mạnh mẽ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Ấm lòng người có công

Hiện nay, Hà Nội là địa phương có số lượng người có công lớn nhất cả nước với trên 800.000 người (chiếm gần 10% cả nước), trong đó, có hơn 6.500 Mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 60.000 thương binh, hơn 80.000 liệt sĩ, trên 13.000 người được hưởng chế độ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, hơn 50.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân chương, huy chương các loại.

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn nỗ lực, đồng lòng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách; đồng thời quan tâm chăm lo toàn diện cho người có công và thân nhân. Thành phố luôn có chính sách đặc thù để triển khai các hoạt động tri ân một cách hiệu quả và mang ý nghĩa thiết thực nhất.

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân liệt sĩ đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số II Hà Nội.

Đáng chú ý, từ năm 2022, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 8/12/2022 quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng của thành phố Hà Nội. Theo đó, trong khi quy định của Trung ương tổ chức luân phiên 2 năm 1 lần đi điều dưỡng cho các đối tượng người có công và thân nhân liệt sĩ; thì từ năm 2023, thành phố Hà Nội bố trí kinh phí để người có công và thân nhân liệt sĩ được đi điều dưỡng mỗi năm 1 lần. Đặc biệt, đối tượng đi điều dưỡng được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1 triệu đồng/năm; người có công được nuôi dưỡng được nâng mức ăn là 3 triệu đồng, chi phí khác 500 nghìn đồng/tháng.

Cũng thời gian này, HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 25/2022/NĐ-HĐND ngày 8/12/2022 quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm của đại diện các ban liên lạc tù chính trị thành phố Hà Nội và nội dung, mức tặng quà của thành phố tới các đối tượng chính sách, bao gồm người có công, nhân dịp Tết Nguyên đán.

Để thực hiện tốt công tác điều dưỡng người có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội chỉ đạo các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng điều dưỡng, chăm sóc người có công theo hướng ngày càng chuyên nghiệp.

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm, tặng quà Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số III Hà Nội.

Các Trung tâm cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch, lịch trình, chương trình cụ thể của từng đợt điều dưỡng đồng thời, xây dựng thực đơn, lịch trình điều dưỡng phù hợp với đặc điểm của các quận, huyện, thị xã và nhu cầu của đối tượng. Chất lượng các bữa ăn được cải thiện, cách trình bày và trang trí mâm cơm được chú trọng; phòng nghỉ được trang bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu, đảm bảo ngăn nắp, sạch sẽ. Các đối tượng đến điều dưỡng đều được các Trung tâm kiểm tra sức khỏe ban đầu, chăm sóc, theo dõi, điều trị đối với các bệnh lý thông thường, lập chế độ ăn kiêng theo bệnh lý, cấp phát thuốc bổ, điều trị bằng thuốc đông y kết hợp vật lý trị liệu, được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp…

Ông Trần Hoàng Thi (71 tuổi) từng được điều dưỡng ở Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công Hà Nội cho biết: “Những ngày điều dưỡng ở Trung tâm, chúng tôi tham gia nhiều hoạt động tăng cường sức khỏe, văn hóa văn nghệ nên ai nấy đều vui vẻ, tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt. Chúng tôi rất ấm lòng, biết ơn sự quan tâm chăm lo của Thành phố”.

Thực hiện tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”

Cùng với chính sách điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người có công, phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” cũng được Thành phố đẩy mạnh, đạt được nhiều thành tựu trong những năm qua. Theo đó, 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ; 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng; hỗ trợ xây mới và sữa chữa nhà ở đối với hàng chục ngàn hộ gia đình người có công với cách mạng. Hiện thành phố Hà Nội không còn hộ gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo và phấn đấu không để hộ gia đình người có công tái nghèo theo tiêu chí mới.

Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu vận động Quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa", đạt hơn 22,8 tỷ đồng, tặng 1.245 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” (mức thấp nhất 3 triệu đồng), tu sửa, nâng cấp 31 công trình ghi công liệt sĩ, hỗ trợ tu sửa, nâng cấp nhà ở đối với 133 hộ gia đình người có công…; đồng thời, trao 120.551 suất quà với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng tặng người có công… Đến nay, các địa phương, đơn vị liên quan của Thành phố đã triển khai chi trả, tặng quà với các trường hợp thụ hưởng theo quy định, bảo đảm kịp thời, chu đáo, trang trọng.

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Chăm sóc người có công tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công Hà Nội.

Đáng chú ý, Hà Nội đã kêu gọi nhân dân hưởng ứng Cuộc vận động xây dựng, ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" năm 2024. Đến nay, toàn Thành phố đã vận động ủng hộ Quỹ được 22,7/22,8 tỷ đồng, đạt 99,5% kế hoạch. Dù chưa hết đợt phát động nhưng nhiều quận, huyện đã hoàn thành chỉ tiêu. Đặc biệt, một số quận đã vận động được số tiền vượt mức Thành phố đề ra. Theo Sở LĐTBXH Hà Nội, dự kiến, đến hết tháng 7/2024, các quận, huyện, thị xã đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức vận động Thành phố giao.

Cùng với đó, thành phố Hà Nội đã vận động xã hội hóa cho việc tu sửa, nâng cấp 119/133 nhà ở cho người có công, đạt 89,5% kế hoạch năm với kinh phí 4,6 tỷ đồng (gồm 61 nhà xây mới, 58 nhà sửa chữa); tặng 960/1.245 sổ tiết kiệm tình nghĩa, đạt 77,1% kế hoạch năm, với số tiền 3,2 tỷ đồng, trung bình 3,4 triệu đồng/sổ; tu sửa, nâng cấp 24/31 công trình ghi công liệt sĩ, đạt 77,4% kế hoạch năm với kinh phí 72,5 tỷ đồng.

Thương binh hạng 3/4 Nguyễn Quốc Chiến (Tổ dân phố số 4 phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) chia sẻ: "Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành cho thương binh và người có công sự quan tâm đặc biệt. Không chỉ trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 năm nay, nhiều năm qua, cá nhân tôi luôn được chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị quan tâm ưu đãi về chế độ chính sách, được thăm hỏi, động viên cho đáo…".

Vun bồi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Một vấn đề khác mà người có công và thân nhân đặc biệt quan tâm là giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công cũng đã được các cơ quan chức năng của Thành phố quan tâm triển khai. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã tiếp nhận, tra cứu và giải quyết 5.209 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công. Sở LĐTBXH Hà Nội cũng ban hành 726 văn bản gửi Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp giải quyết chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn Thành phố.

6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác ưu đãi người có công của Thành phố với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng với số tiền 1.094 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần là 88 tỷ đồng; chi quà Tết 35 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công 35 tỷ đồng.

Hà Nội: tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Lãnh đạo phường Thượng Thanh (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) thăm, tặng quà tri ân thương binh Mai Văn Lịch.

Chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công là hoạt động được Thành phố duy trì thường xuyên, liên tục xong vào mỗi dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ, các hoạt động này càng được đẩy mạnh hơn. Năm nay, với sự tham mưu của Sở LĐTBXH Hà Nội, từ đầu tháng 3/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Theo đó, các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành, đoàn thể cũng đều ban hành kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch của Thành phố, hướng đến mục tiêu tạo đợt cao điểm quan tâm, chăm lo tốt hơn đối với người có công, tô đẹp thêm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Hầu hết các quận, huyện của thành phố Hà Nội đều tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà địa phương có truyền thống cách mạng; gia đình có công với cách mạng, đối tượng chính sách…

Ở cấp Thành phố, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đã có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị, trao biển tượng trưng tặng tỉnh bạn 3 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; 15 tỷ đồng để xây dựng 150 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng; trao 570 triệu đồng tặng quà người có công và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Quảng Trị… Và, dẫu trong điều kiện bộn bề công việc, các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố cũng đã dành thời gian đi thăm hỏi, tặng quà một số Trung tâm tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công ở Hà Nội, thăm tặng qùa gia đình chính sách trên địa bàn các quận, huyện...

Có thể nói, việc thực hiện chính sách đối với người có công, gia đình chính sách là thể hiện đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc một cách cụ thể, thiết thực. Thông qua các hoạt động này của Thành phố đã hỗ trợ các gia đình chính sách, người có công có đời sống ổn định, có khả năng vươn lên mức sống cao và bền vững, động viên các gia đình chính sách, người có công có điều kiện tiếp tục phát huy truyền thống bản thân, gia đình, đóng góp vào sự ổn định, phát triển của địa phương.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động