Hà Nội nhiều nỗ lực xây dựng văn hóa giao thông đô thị
Tích cực xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu nhi | |
Xây dựng văn hoá giao thông: Nói không với rượu bia | |
Xây dựng văn hóa từ những điều giản dị | |
Đưa văn hóa giao thông đến với người lao động |
Lỗi nhỏ - nguy hiểm lớn
Cùng với quá trình đô thị hóa, thời gian qua, mật độ phương tiện trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình hình trật tự an toàn giao thông trở nên phức tạp.
Bên cạnh việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ, hiện vẫn còn một bộ phận người dân chủ quan, vi phạm. Tại một số trục giao thông, những lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông như vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ... vẫn tái diễn. Đáng nói, những người vi phạm thường có tâm lý chủ quan, họ xem vi phạm những lỗi về trật tự an toàn giao thông là nhỏ nên ít lưu tâm.
Điển hình như lỗi bật xi nhan khi lái xe trên đường. Tuy đây chỉ là một lỗi nhỏ nhưng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông trong thời gian vừa qua. Nhiều trường hợp bật đèn xi nhan bên phải nhưng lại lái xe rẽ sang trái hoặc thản nhiên cua trái, quẹo phải mà không cần bật đèn báo. Ngoài ra, lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vẫn còn tái diễn.
Dễ thấy, người đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng 3, hàng 4… là thực trạng đã và đang diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội. Đường Trần Phú (quận Hà Đông) là ví dụ. Do trục giao thông này tập trung nhiều trường học nên tình trạng học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm vẫn tái diễn. Tình trạng này cũng xảy ra trên một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín, Thanh Trì, Hoài Đức...
Việc tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ảnh: Đinh Luyện |
Tìm hiểu thực tế nguyên nhân của tình trạng này cho thấy, hầu hết người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện chưa được học kỹ năng lái xe, học Luật Giao thông đường bộ... như các phương tiện cơ giới khác.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), từ ngày 15/12/2018 đến 14/6/2019, Phòng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý 6.584 trường hợp đi xe đạp điện, xe máy điện, nhưng số lượng xe bị tạm giữ chỉ có 114 phương tiện. Mặc dù lực lượng Cảnh sát giao thông đã tích cực kiểm tra, xử lý nhưng quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Đơn cử, hầu hết xe đạp điện, xe máy điện không đăng ký, không gắn biển kiểm soát gây khó khăn cho việc xử phạt vi phạm hành chính. Người điều khiển phương tiện đa phần là học sinh, sinh viên và người cao tuổi nên xử phạt bằng tiền khó, chủ yếu là cảnh cáo, nhắc nhở. Ngoài ra, người điều khiển loại phương tiện này không có đăng ký xe và giấy phép lái xe nên khó xử lý vì nhiều người không mang giấy tờ tùy thân…
Nỗ lực vào cuộc
Theo tìm hiểu, thời gian qua các ngành chức năng Hà Nội đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền và xây dựng văn hóa giao thông. Minh chứng dễ thấy, thời gian qua là Phòng Cảnh sát giao thông đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch về xử lý mũ bảo hiểm, đặc biệt là người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện; tăng cường bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng ngừa tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố. Đối với những trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tổng hợp thông tin và chuyển đến nhà trường nơi các em theo học đề nghị có hình thức xử lý.
Với mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông đô thị, nhiều ban ngành, đoàn thể cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội là ví dụ.
trong những năm qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội đã tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông tới cán bộ hội viên phụ nữ, vận động chị em và người thân trong gia đình tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị.
Nhiều phong trào đã được tổ chức và mang đến hiệu quả sâu rộng như: Phát động hội viên phụ nữ Thủ đô thực hiện an toàn giao thông và trật tự, văn minh đô thị; triển khai cuộc thi viết “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị” trên báo Phụ nữ Thủ đô; đẩy mạnh triển khai các mô hình 114 câu lạc bộ “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông”; đội tự quản 3+ tại quận Ba Đình…
Tuyên truyền và xây dựng văn hóa giao thông qua hội thi Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô giỏi – An toàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội mở rộng năm 2019. Ảnh: Đinh Luyện |
Với ngành giao thông vận tải Thủ đô, ở góc độ Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội cũng liên tục triển khai các hoạt động tuyên truyền Quy định của Luật giao thông đường bộ; Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội (quy định ứng xử khi tham gia giao thông); thực hiện chủ đề năm 2019 “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”… tới đông đảo người lao động trong ngành.
Mới đây nhất, Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội đã tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông cho cán bộ, đoàn viên công nhân viên chức lao động ngành qua Hội thi “Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô giỏi – An toàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội mở rộng năm 2019”. Bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cho biết: Xác định công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên, xuyên suốt của tổ chức công đoàn. Bởi vậy, Hội thi cũng là dịp để cán bộ, người lao động trong và ngoài ngành nâng cao kiến thức về pháp luật, trật tự an toàn giao thông.
“Chúng tôi mong muốn sau cuộc thi, mỗi thí sinh sẽ là một tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông và xây dựng thói quen trong việc thực hiện Luật Giao thông; biết xử lý các tình huống nếu xảy ra va chạm giao thông; lan tỏa kỹ năng, văn hóa giao thông đúng như thông điệp hưởng ứng “Tháng Quốc gia về an toàn giao thông” năm 2019 với chủ đề An toàn cho hành khách và người đi mô tô, xe máy... Đặc biệt, qua Hội thi cũng góp phần thể hiện rõ vai trò gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành luật giao thông đường bộ của công nhân viên chức lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội” – bà Tạ Thị Mỹ Thanh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03