-->

Hà Nội nên phân khu các vùng chuyên ngành để phát triển

(LĐTĐ) Với tiềm năng về diện tích tự nhiên, vị trí chiến lược và tài nguyên con người, Hà Nội có đủ yếu tố để trở thành trung tâm kinh tế của đất nước, vươn tầm khu vực. Nhân kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô, báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, Giáo sư (GS) Hà Tôn Vinh về góc nhìn để góp phần xây dựng Hà Nội phát triển xứng tầm trong tương lai.
Xây dựng Thủ đô giàu đẹp, đất nước hùng cườngPhát huy hào khí tháng Tám xây dựng Thủ đô giàu đẹpXây dựng Thủ đô Hà Nội xứng tầm khu vực

PV: Là giáo sư chuyên ngành phát triển kinh tế có gần nửa thế kỷ sinh sống, làm việc tại Hoa Kỳ, Châu Á Thái Bình Dương và tại Hà Nội, ông nhìn nhận bước phát triển của Thủ đô thế nào sau hơn 2 thập kỷ qua?

Nên phân khu các vùng chuyên ngành để phát triển
GS Hà Tôn Vinh

GS Hà Tôn Vinh: Tôi về Việt Nam, cụ thể là Hà Nội từ năm 1995. Trực tiếp tham gia giảng dạy đại học, tư vấn chính sách và nghiên cứu… cá nhân tôi cảm nhận mỗi bước đi của Thủ đô đều gắn với sự chuyển mình chung của đất nước. Từ một đô thị với chức năng chính là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa của Việt Nam, thời gian qua, đặc biệt từ năm 2010 lại đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực vươn lên cùng với thành phố Hồ Chí Minh trở thành 2 trung tâm kinh tế của đất nước. Những con số về thu nhập đầu người, thu ngân sách Nhà nước, xuất khẩu, kết cấu hạ tầng đô thị đã nói lên điều đó.

Tuy nhiên, với thành phố rộng lớn về diện tích như Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội có hiệu lực vào ngày 1/8/2008; với một Thủ đô có vị trí địa lý, tiềm năng về nguồn tài nguyên vô giá là trí tuệ, lao động có hàm lượng chất xám cao vì hầu hết các trường đại học, các viện nghiên cứu lớn đều tập trung ở đây, thì sự phát triển như hiện tại, nhìn một cách cầu thị là chưa tương xứng.

Tôi phải nhấn mạnh, nhìn vào “mạch nguồn” của vấn đề, Hà Nội có 03 yếu tố vô cùng quan trọng để tạo sức mạnh nội sinh cho phát triển. Thứ nhất, Hà Nội là thành phố có bề dày lịch sử hào hùng, có trầm tích văn hóa sâu lắng, có nhiều danh lam, di tích lịch sử mà bất kỳ ai đi xa Tổ quốc cũng muốn quay về. “Đất lành ắt chim sẽ tìm về đậu”.

Thứ hai, là trung tâm hành chính, chính trị, nơi đặt các trụ sở ngoại giao và văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế nên rất thuận lợi cho việc bang giao trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Thứ ba, Hà Nội là biểu tượng của tinh thần dân tộc Việt Nam anh hùng. Nếu chúng ta tiếp tục khơi nguồn tinh thần dân tộc, thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa Thủ đô phát triển lên tầm cao mới.

PV: Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa ra các mốc thời gian để cụ thể hóa khát vọng về một Việt Nam hùng cường. Hà Nội là Thủ đô của đất nước, theo ông trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm, 10 năm tới, Hà Nội nên phát triển theo hướng nào để trở thành trung tâm kinh tế của vùng Thủ đô và cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra?

GS Hà Tôn Vinh: Như tôi đã nói, Hà Nội là Thủ đô của đất nước, là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa quốc gia, song với diện tích tự nhiên lớn như vậy, Hà Nội phải vươn lên thành trung tâm kinh tế lớn hơn nữa.

Hà Nội nên phân khu các vùng chuyên ngành để phát triển
Sự phát triển của Hà Nội sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường

Muốn vậy, đầu tiên Hà Nội phải xác định rõ mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới là gì? Ưu tiên đầu tư phát triển lĩnh vực gì? Quy hoạch chi tiết chiến lược phát triển kinh tế ra sao? Trên tinh thần đó, tôi cho rằng, về mục tiêu, Hà Nội phải đề ra lộ trình đến năm 2030 là địa phương dẫn đầu và cũng là đầu tàu về chuyển đổi số của cả nước. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, vùng Thủ đô mà Hà Nội là hạt nhân phải là vùng phát triển nhất Việt Nam và cũng là vùng kinh tế năng động của khu vực Đông Nam Á…

Khi đã xác định mục tiêu như vậy chúng ta phải xếp thứ tự ưu tiên cũng như tìm ra tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển. Cụ thể, về quy hoạch, tôi được biết, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký quyết định 4199 về việc giao nhiệm vụ tổ chức lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là yếu tố quan trọng để Thành phố tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp tư vấn cho lãnh đạo chiến lược phát triển.

Cá nhân tôi cho rằng, với một Thành phố có diện tích tự nhiên trên 3.300 km2, Hà Nội cần quy hoạch chi tiết thành từng vùng, từng phân khu (thành phố vệ tinh) để tập trung phát triển những lĩnh vực tạo thế mạnh riêng nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Ví như khu vực Tây Nam, chúng ta nâng tầm khu công nghệ cao Hòa Lạc thành “trung tâm Silicon” phát triển công nghệ cao, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và chuyển các trường đại học về đó. Khu vực Sóc Sơn gắn với trục Nội Bài - Nhật Tân là khu vực phát triển công nghệ vận tải kho bãi, máy bay, hàng không… Khu vực sông Hồng (thành phố sông Hồng - khu phía Đông) là trung tâm dịch vụ, tài chính, ngân hàng... Khu phía Nam phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dân dụng và nghề truyền thống… Tôi tin, nếu làm như vậy, Hà Nội sẽ tạo ra các cực tăng trưởng đủ mạnh để góp phần đưa kinh tế Thủ đô phát triển tầm cao mới.

Nên phân khu các vùng chuyên ngành để phát triển
Theo GS Hà Tôn Vinh, thành phố Hà Nội cần tiến hành quy hoạch, mời gọi đầu tư để xây dựng trục Ba Vì - Sơn Tây thành trung tâm du lịch tầm cỡ.

Về thứ tự ưu tiên, là một người rất yêu Hà Nội, tôi cho rằng Hà Nội nên tập trung phát triển ngành công nghiệp không khói chính là du lịch. Trong đó, xây dựng 2 loại hình du lịch chính là du lịch tham quan các danh lam, di tích khu vực nội đô và du lịch nghỉ dưỡng, giải trí (nói ngắn gọn có nơi khách du lịch, nhà đầu tư tiêu tiền). Nhìn vào dư địa chí cả không gian, cảnh quan, khí hậu, có tầm nhìn và cách làm bài bản Hà Nội có thể trở thành trung tâm du lịch lớn.

Nhân đây, tôi xin đề xuất, cùng với xây dựng thành phố Hòa Lạc gắn với khu công nghệ cao, Thành phố nên nghiên cứu xây dựng trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tầm cỡ ở Ba Vì - Sơn Tây. So với các vùng ngoại ô của Hà Nội, đây là 2 địa điểm lý tưởng để thực hiện “giấc mơ” cho một ngành công nghiệp không khói.

Khi Hà Nội trở thành một trong những trung tâm kinh tế khu vực, giao thương ngày một lớn thì phải có nơi để phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí tầm cỡ. Một lần nữa, tôi mạnh dạn kiến nghị, Thành phố cần điều chỉnh quy hoạch lại vùng Ba Vì - Sơn Tây để hướng tới mục tiêu lớn hơn nhằm tránh phát triển du lịch manh mún!

Về vấn đề truyền thông, nếu tôi không nhầm Hà Nội hiện là một trong 10 thủ đô có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới. Diện tích tự nhiên của Hà Nội lớn hơn cả thành phố Hồ Chí Minh, song tôi có cảm nhận, du khách quốc tế và đặc biệt các nhà đầu tư vẫn ngỡ “Hà Nội là Thủ đô bé nhỏ” như trước. Vì vậy, chúng ta nên tập trung cho công tác truyền thông rằng Hà Nội là một thành phố có diện tích rất lớn, có dư địa chí về không gian cho đầu tư phát triển rất tiềm năng. Các bạn hãy đến đây, cảm nhận và tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư.

Tôi tin, với một tập thể lãnh đạo có tầm nhìn, khát vọng, Hà Nội sẽ biết cách hoạch định chính sách cho tương lai, biết phát huy lợi thế so sánh của mình để xây dựng Thủ đô, vùng Thủ đô phát triển, góp phần vào mục tiêu đặc biệt của Đảng, Nhà nước với mốc kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường.

PV: Xin trân trọng cảm ơn GS./.

Lê Hà (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn

Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn

(LĐTĐ) Theo Báo cáo số 38/BC-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi và an toàn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được duy trì đảm bảo tốt...
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công trong năm 2021 - 2024; đồng thời quyết định thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn...
Xem thêm
Phiên bản di động