--> -->

Hà Nội: Luôn quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động của các hội quần chúng

Tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố và các Ban Đảng Thành ủy về tình hình hoạt động của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trên địa bàn Thành phố, ngày 13/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, Hà Nội rất quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách đối với hoạt động của các hội quần chúng.
Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội phải luôn gương mẫu đi đầu Huy động nguồn lực để phát triển quận Hoàng Mai đồng bộ, hiện đại Quận Hoàn Kiếm phải là địa phương đi đầu trong xây dựng và phát triển Thủ đô

Làm tốt việc tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành cho biết, trên phạm vi thành phố Hà Nội có 19 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, đó là: Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị, Hội Nhà báo, Hội Luật gia, Hội Chữ thập đỏ, Hội Đông y, Hội Người mù, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật, Hội Người khuyết tật, Câu lạc bộ Thăng Long, Hội Khuyến học, Hội Sinh viên, Hội Y học, Ban Đại diện Người cao tuổi.

Hà Nội: Luôn quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động của các hội quần chúng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn)

Tổng số hội viên của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trên địa bàn Thành phố khoảng gần 3 triệu lượt người. Các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động phạm vi quận, huyện, thị xã có 143 hội; hoạt động phạm vi xã, phường, thị trấn có 1.552 hội.

Tất cả các hội trên địa bàn Thành phố đều tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật về hội. Phần lớn các hội đều xây dựng Điều lệ Hội được UBND Thành phố phê duyệt, hoặc UBND Thành phố ủy quyền cho UBND quận, huyện phê duyệt Điều lệ đối với hội hoạt động phạm vi xã, phường, thị trấn.

Theo ông Trịnh Huy Thành, những năm qua, các hội đã phối hợp tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ các hội; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nhân các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị của Thủ đô và đất nước; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

Các hội đều quan tâm công tác tư vấn phản biện và giám định xã hội, đã tham gia góp ý vào nhiều đề án, các dự án luật, các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học công nghệ, môi trường, quản lý đô thị… của Thành phố. Nhiều tổ chức hội cũng đã vận động được các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đóng góp, ủng hộ giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, các Hội tổ chức vận động kinh phí từ các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nhiều đợt trao tặng học bổng cho các em học sinh, sinh viên nghèo. Hội Khuyến học Thành phố phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan trao tặng nhiều phần quà cho học sinh nghèo, khó khăn.

Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhiều hội thuộc lĩnh vực Y học đã tổ chức những buổi khám chữa bệnh từ thiện, cấp phát thuốc miễn phí, vận động hiến hàng trăm nghìn đơn vị máu mỗi năm, tư vấn phòng chống dịch bệnh...

Hà Nội: Luôn quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động của các hội quần chúng
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn)

Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, các hội chuyên ngành thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức nhiều buổi tọa đàm về chuyên môn để quảng bá đến công chúng về văn hóa, nghệ thuật Thủ đô như văn học, kiến trúc...; tổ chức triển lãm, giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh, mỹ thuật.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các hội thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức, hội viên và cộng đồng dân cư thực hiện tốt chủ trương của Thành phố, quy định của ngành, địa phương trong công tác giữ gìn cảnh quan, môi trường sống và làm việc…

Đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thủ đô

Tại cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo các hội đã đưa ra ý kiến về hiệu quả của cách thức tổ chức, hoạt động, sắp xếp mô hình tại các tổ chức hội.

Nhiều đại biểu kiến nghị Thành phố quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các Hội để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ. Đồng thời, sớm có hướng dẫn cụ thể để xây dựng đề án vị trí việc làm, từ đó các hội có cơ sở để sắp xếp bộ máy, tăng giảm biên chế.

Các đại biểu cũng cho rằng, Thành phố nên giao nhiệm vụ, nhóm việc cho các hội theo cơ chế đặt hàng hằng năm sẽ giúp các hội hoạt động ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức của các hội đóng góp cho sự phát triển của Thành phố.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, hiện nay, Chính phủ đang sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, trong đó, sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các hội.

Phó Chủ tịch Vũ Thu Hà cũng trực tiếp giải đáp một số kiến nghị của các hội, đồng thời, giao Sở Nội vụ tổng hợp toàn bộ kiến nghị, đề xuất của các Hội để tham mưu Thành phố báo cáo Bộ Nội vụ.

Hà Nội: Luôn quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động của các hội quần chúng
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn)

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các hội quần chúng trên địa bàn Thành phố.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khẳng định, những năm qua, Hà Nội rất quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách đối với hoạt động của các hội quần chúng.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các hội quần chúng cần nghiên cứu kỹ, bám sát các quy định của Trung ương và Thành phố, nhất là Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND của UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định về tổ chức, hoạt động của hội và nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hội trên địa bàn thành phố Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND, ngày 30/8/2013, của UBND thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, điều lệ hội và các quy định pháp luật, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thành phố.

Ghi nhận những kiến nghị và đề xuất của các hội quần chúng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã trực tiếp giải đáp một số nội dung, đồng thời, giao trách nhiệm cho các sở, ngành, các ban Đảng Thành ủy tổng hợp, nghiên cứu, tham mưu báo cáo lãnh đạo Thành phố.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động