-->

Hà Nội lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào dự thảo Báo cáo chính trị

Ngày 1/8, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố chủ trì hội nghị.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chúc mừng ngành Tuyên giáo của Đảng
Cần tính đến việc xây thêm sân bay quốc tế ở phía Nam Hà Nội
Tập trung giải quyết các vụ án mà dư luận xã hội quan tâm

Dự hội nghị, lãnh đạo Đảng đoàn Quốc hội có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Đảng đoàn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các Ban của Quốc hội.

2334 image gallery 1
Lãnh đạo Đảng đoàn Quốc hội trao đổi với các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội có các đồng chí: Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, các đồng chí trong Tiểu ban Văn kiện và lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố.

Phát biểu mở đầu hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn Đảng đoàn Quốc hội đã về thăm và làm việc với Đảng bộ Hà Nội, thể hiện sự quan tâm và tình cảm đặc biệt của Đảng đoàn Quốc hội đối với Thủ đô Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trong chặng đường phát triển, Hà Nội luôn nhận được sự giúp đỡ rất lớn của Quốc hội, đặc biệt là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô đúng 12 năm trước; tiếp đó là thông qua Luật Thủ đô, thông qua Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội và gần đây nhất là Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững hơn.

ha noi lay y kien gop y cua dang doan quoc hoi vao du thao bao cao chinh tri
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội n

Theo Bí thư Thành ủy, thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, Thành ủy đã ban hành Kế hoạch 155 về đại hội đảng các cấp. Đến nay, 100% chi bộ và tổ chức cơ sở đảng đã tổ chức Đại hội xong; 34/50 đảng bộ cấp quận, huyện và tương đương cũng đã tổ chức thành công Đại hội, 16 đảng bộ còn lại Thành ủy phấn đấu xong trước ngày 15/8.

Đối với dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, đến nay, đã qua 4 phiên bản và mỗi phiên bản lại có nhiều lần dự thảo. Ban Thường vụ Thành ủy đã cho ý kiến, triển khai lấy ý kiến rộng rãi tại các Đảng bộ trực thuộc và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến trong Nhân dân. Đặc biệt, Thành ủy đã tổ chức 8 hội nghị lấy ý kiến và hội nghị lần này là thứ 9 để góp ý vào dự thảo báo cáo chính trị...

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng đã nêu khái quát về bố cục, nội dung, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại dự thảo Báo cáo chính trị. Thông qua đó, đồng chí Vương Đình Huệ mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của Đảng đoàn Quốc hội để giúp Thành phố tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị.

1807 hn phong
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại hội nghị.

Góp ý tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, dự thảo Báo cáo chính trị cũng nên bổ sung phần đánh giá kết quả 12 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Cùng với đó, trong phần đánh giá kết quả đạt được của nhiệm kỳ cần nêu đậm hơn về truyền thống cách mạng, văn hiến, Thành phố vì hòa bình; ý chí và quyết tâm chính trị của Đảng bộ Thủ đô... Đồng thời, nhấn mạnh thêm về kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thủ đô, đặc biệt là trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Hà Nội có sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trong 5 năm qua, tuy nhiên, cần cương quyết, triệt để và chủ động hơn. Về mục tiêu, nhiệm vụ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu 4 vấn đề mà Hà Nội cần phải quan tâm, đó là: Hạ tầng Thủ đô, con người Thủ đô, môi trường Thủ đô và quản trị Thủ đô.

Trong đó, đồng chí Phùng Quốc Hiển cho rằng, quan trọng nhất là sự kết nối, liên thông đồng bộ, tránh quá tải và ùn tắc về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội. Hà Nội cũng phải tập trung để xây dựng con người Thủ đô “trí tuệ, nhân ái, anh hùng, cao thượng và là biểu tượng của con người Việt Nam”. Đặc biệt, Hà Nội phải khắc phục cho được những vấn đề nổi lên trong quản lý an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng ủng hộ đề xuất của Hà Nội về sửa Luật Thủ đô và cho rằng chậm nhất năm 2022 phải hoàn thành.

1744ai 9130
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển góp ý tại hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá cao Thành ủy Hà Nội đã xây dựng dự thảo công phu, chất lượng, bố cục chặt chẽ, nội dung toàn diện trên các lĩnh vực. Đồng chí lưu ý phần đánh giá kết quả đạt được cần cân nhắc để cô đọng hơn.

Cho rằng tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội hiện nay còn thấp, trong khi tốc độ tăng dân số cơ học rất nhanh, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng Hà Nội phải nêu bật được những vấn đề này để tập trung giải quyết. Cùng với đó, trong bài học kinh nghiệm, Báo cáo chính trị cần làm rõ hơn những kinh nghiệm trong thu hút nguồn lực xã hội, phát triển hạ tầng kỹ thuật và đô thị.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng, trong chủ đề Đại hội, nên bổ sung cụm từ “tiêu biểu cho cả nước”, bởi trong mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội xác định là Thủ đô văn minh, hiện đại và tiêu biểu cho cả nước. Từ chủ đề, mục tiêu như vậy, Hà Nội cũng cần bổ sung thêm các chỉ tiêu đặc thù để thực hiện. Ngoài ra, trong phần đánh giá kết quả, Báo cáo chính trị nên thêm mục về thực hiện Luật Thủ đô và khẩu hiệu “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.

1805 hn luu
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu góp ý tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao cách làm hay, chặt chẽ của Hà Nội trong xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị, nhờ đó, đã huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành. Khẳng định dự thảo Báo cáo chính trị đã bám sát với quan điểm chỉ đạo, định hướng của Trung ương và thực tiễn tình hình của Thủ đô, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Hà Nội có quyền tự hào vì trong nhiệm kỳ qua đã đẹp, sáng, xanh, hiện đại và văn minh hơn về mọi mặt.

Góp ý vào những vấn đề cụ thể, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, trong phần đánh giá, dự thảo Báo cáo chính trị cần nhấn mạnh thêm trong bối cảnh năm cuối của nhiệm kỳ, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, cùng với thiên tai, dịch bệnh... nhưng Hà Nội đã nỗ lực, chủ động sáng tạo và đoàn kết để vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành cơ bản toàn diện những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Bên cạnh đó, dự thảo Báo cáo chính trị cũng đánh giá sâu hơn kết quả thực hiện những cơ chế, chính sách mà Trung ương đã ban hành cho Thủ đô, trên cơ sở đó có định hướng trong giai đoạn tới. Phân tích rõ hơn sự chủ động của Ban Thường vụ Thành ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn đầu tư...

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân cũng góp ý cần bổ sung phần đánh giá về đóng góp của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố; đánh giá kỹ hơn về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, môi trường không khí, môi trường nước và giải pháp khắc phục.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ tới, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Hà Nội cần sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại các xã còn lại. Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự, an ninh nông thôn. Đặc biệt, gắn việc thực hiện Luật Thủ đô với Đề án chính quyền đô thị và Nghị quyết về một số cơ chế chính sách tài chính đặc thù vừa được Quốc hội ban hành để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước.

Hà Nội cũng cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy hoạch, làm cơ sở thu hút đầu tư và phát triển Thành phố. Đồng thời, khai thác và phát huy các thế mạnh riêng có của Thành phố và các quận, huyện, đặc biệt là khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên sông Hồng để cải tạo, chỉnh trang và phát triển thành phố sông Hồng; tập trung phát triển các đô thị vệ tinh, phát triển đô thị phải đi liền với kinh tế đô thị, tháo gỡ các điểm nghẽn để thu hút mạnh mẽ hơn nguồn lực cho xây dựng, phát triển Thủ đô.

1757ai 9213
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc hội nghị

Chủ tịch Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý, trong phát triển hạ tầng, Hà Nội phải có tầm nhìn xa, gương mẫu để khắc phục những vấn đề bất cập về hạ tầng đô thị, tránh tình trạng “làm xong lại đào lên, lát lại”; việc khai thác tuyến xe buýt BRT cũng chưa được hiệu quả… Cùng với đó, trong định hướng phát triển cần bổ sung việc tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cấp, các ngành, nhất là liên kết vùng; liên kết giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong và ngoài vùng để giải quyết những vấn đề cấp bách của Vùng Thủ đô hiện nay mà từng địa phương không giải quyết được.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh và thu hút việc làm; quan tâm có giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường để đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa và môi trường sống của người dân.

Trân trọng cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đồng chí trong Đảng đoàn, lãnh đạo Quốc hội, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định Thành ủy sẽ tổng hợp, tiếp thu đầy đủ để cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị chất lượng nhất, đáp ứng kỳ vọng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô, cũng như của Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động