--> -->

Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ

Chiến dịch Giờ Trái đất 2022 sẽ được thực hiện đồng loạt quy mô toàn thế giới với chủ đề “Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ”. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) hưởng ứng chiến dịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng với các hoạt động thiết thực về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sự kiện “tắt đèn” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2022 diễn ra khi nào? Tổ chức các hoạt động môi trường thiết thực Hà Nội: Hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021

Năm 2022, với thông điệp “Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ”, chương trình do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức. Bộ đã có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm thu hút người dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tham gia; đồng thời vận động các nhóm đối tượng trên thực hiện tắt các thiết bị điện không cần thiết vào thời gian diễn ra sự kiện Tắt đèn.

Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ
Chiến dịch Giờ Trái đất 2022 với chủ đề “Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ”

Chương trình Giờ Trái đất 2022, nhằm mục đích vận động cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã hội: “Ngay bây giờ, ngay lúc này hãy hành động để bảo vệ Trái đất - hành tinh xanh của chúng ta bằng các hoạt động thiết thực về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ
EVN Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022.

Để góp phần vào thành công chung của chiến dịch, nâng cao ý thức trách nhiệm trước cộng đồng của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, EVN Hà Nội đã phối hợp với chính quyền nhân dân địa phương và các tổ chức đoàn thể, thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền có hiệu quả. Đặc biệt chú trọng vận động các khách hàng lớn là những doanh nghiệp, công ty, khách sạn, cơ sở kinh doanh tích cực thực hiện việc tắt bớt đèn trong biển quảng cáo, đèn trang trí; các cơ quan công sở ký cam kết thực hiện tiết kiệm điện.

Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ
Sự kiện Tắt đèn hưởng ướng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022 sẽ diễn ra từ 20h30-21h30 ngày 23/3/2022

Đồng thời vận động các tổ chức, cơ quan và người dân thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất. Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30, thứ Bảy, ngày 26/3/2022.

Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ
EVN Hà Nội tổ chức hoạt động đạp xe diễu hành hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022

Hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất qua các năm, có thể nhận thấy, chỉ cần mỗi người có một hành động thiết thực như tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết hoặc thay thế các thiết bị điện cũ tiêu hao năng lượng, sử dụng điện đúng lúc, đúng chỗ... chúng ta có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ cho ngân quỹ của mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị.

Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ
Cán bộ, viên chức, người lao động Điện lực Hà Nội tham gia hoạt động đạp xe diễu hành hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022

Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, Giờ Trái đất không chỉ là một giờ đối với Trái đất, mà còn là sự chuyển động vì tương lai, vì lợi ích của con người và hành tinh; không chỉ là biểu tượng của sự đoàn kết, mà còn là chất xúc tác cho sự thay đổi, khai thác sức mạnh của đám đông từ thực tế và Internet ở bất cứ đâu. Không chỉ dừng lại ở việc tắt điện trong 1 giờ mà chiến dịch Giờ trái đất còn mang một ý nghĩa lớn lao hơn, là kêu gọi mọi người hãy thực hiện các hành động để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong suốt 365 ngày. Đây mới chính là thông điệp quan trọng nhất, là mục tiêu hướng tới của Chiến dịch Giờ Trái đất.

Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ
Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ

Bên cạnh đó, để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định trong năm 2022, EVN Hà Nội khuyến nghị khách hàng chấp hành nghiêm các quy định, nâng cao ý thức bảo vệ hành lang an toàn lưới điện. Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết, hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện trong giờ cao điểm của hệ thống điện (bao gồm khung giờ từ 11 - 14 giờ và từ 18 - 23 giờ hàng ngày) để giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.

Tin khác

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Chiều 20/7, các lực lượng liên ngành tại Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra, khảo sát thực tế và tuyên truyền khẩn cấp các biện pháp phòng chống bão số 3 (Wipha) trên tuyến sông Hồng. Hoạt động này nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, kịp thời khắc phục các tồn tại và nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông thủy và hạn chế tối đa thiệt hại.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo ngày 21/7, khu vực Hà Nội ngày có mưa to đến rất to và giông, đêm có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cập nhật về tình hình bão số 3 với nhiều cảnh báo mưa lớn và gió giật mạnh tại miền Bắc và Thủ đô Hà Nội.
Bão Wipha tăng lên cấp 12 giật cấp 15, cách Quảng Ninh 630 km

Bão Wipha tăng lên cấp 12 giật cấp 15, cách Quảng Ninh 630 km

Bão Wipha đã tăng lên cấp 12 (118-133 km/h) giật cấp 15 đang di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h.
Xem thêm
Phiên bản di động