--> -->

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): “Bệ phóng” giúp giao thông Thủ đô xanh, thông minh, hiện đại Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023

Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023.

Dự hội nghị, về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Huy Dũng, Thứ Trưởng Bộ Thông tin và truyền thông; Vũ Chiến thắng, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ...

Về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Trần sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy; Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố; Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội.

Thành phố thông minh phát triển với mọi tiện ích thông minh

Phát biểu khai mạc Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Đại hội XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là nhân tố quan trọng để Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc vào năm 2045. Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Với mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Mô hình Thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp; với nền kinh tế năng động, trong đó kinh tế số chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; lực lượng lao động có khát vọng vươn lên, không ngừng sáng tạo và cống hiến, góp phần tạo nên xã hội thịnh vượng và toàn bộ người dân được sống, học tập, lao động trong môi trường an toàn, hạnh phúc.

“Nhận thức và quyết tâm xây dựng thành phố Hà Nội văn minh, văn hiến, hiện đại, xứng tầm Thủ đô của một đất nước gần 100 triệu dân; Hà Nội có rất nhiều lợi thế quan trọng, tuy nhiên cũng cần giải quyết rất nhiều bài toán khó trong việc giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; giữa đô thị hóa, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe người dân”, Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định.

Chủ tịch UBND Thành phố cũng nhấn mạnh, một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND Thành phố nêu vấn đề: Vậy hiện nay, thực trạng xây dựng và phát triển đô thị thông minh của Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đang diễn ra như thế nào? Những chính sách nào cần được khuyến nghị cho quá trình xây dựng thành phố thông minh bền vững của không chỉ Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố khác để cùng nghiên cứu, tham khảo? Công nghệ số, chuyển đổi số, và đặc biệt là dữ liệu số sẽ đóng góp như thế nào vào quá trình phát triển, Mô hình Thành phố thông minh nào trên thế giới mà Hà Nội có thể tham khảo?....

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu tham quan triển lãm các giải pháp Smart City.

“Với mong muốn có được câu trả lời cho những vấn đề nói trên, thành phố Hà Nội đã quyết định lựa chọn chủ đề “Khai thác dữ liệu - Xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững” cho Hội nghị quan trọng ngày hôm nay”, Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng bày tỏ hy vọng Hội nghị với chủ đề “Khai thác dữ liệu - Xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững” và 3 nhóm hội thảo chuyên đề với các nội dung: Chính quyền, Người dân và Doanh nghiệp; Công nghệ, Dữ liệu và Kết nối; Hợp tác và Phát triển sẽ chia sẻ những khuyến nghị, kinh nghiệm và bài học thực tiễn thực sự bổ ích, qua đó giúp thành phố Hà Nội lựa chọn và tận dụng tốt hơn cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh, an toàn, phát triển nhanh và bền vững…

Xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu vững chắc

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA chia sẻ hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 được tổ chức vào thời điểm Việt Nam có nhiều nguồn lực để tỏa sáng và Hà Nội sẽ là điểm sáng nhất trong xây dựng hệ thống sinh thái về trí tuệ nhân tạo và chíp.

Trên cơ sở đó, thành phố thông minh là nhân tố quyết định và Hà Nội là Thủ đô có vai trò dẫn dắt các địa phương khác trong tăng trưởng xanh, công nghệ lõi, trí tuệ nhân tạo và bán dẫn. Để làm được điều này Hà Nội phải có cơ chế đặc thù, chính sách vượt trội để thực hiện các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Hà Nội cần đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực mới.

“Hà Nội không chỉ là thành phố thông minh cho chính mình mà phải là thành phố sáng tạo ra cả phần cứng, phần mềm, nhân lực để làm cho các thành phố trong khu vực, dẫn dắt đi đầu trong chuyển đổi xanh. Đây là điều kiện thiết yếu để gia nhập công nghệ bán dẫn, tạo ra cơ hội để cho các công ty công nghệ thông tin có nhiều cơ hội để phát triển”, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA đề nghị.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị cho thấy quyết tâm rất lớn của lãnh đạo thành phố Hà Nội trong việc xây dựng Thủ đô hiện đại, phục vụ tốt hơn nữa người dân, doanh nghiệp.

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục, lâu dài do vậy cần có tầm nhìn dài hạn, toàn diện, cách tiếp cận tổng thể. Cũng giống như chuyển đổi số, đô thị thông minh là sự thay đổi về tư duy và nhận thức nhiều hơn. Phát triển đô thị thông minh là chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị, tập trung vào giải quyết các vấn đề lớn của đô thị, các bài toán về giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh trật tự...

Để giải được các bài toán này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán, đưa vào ngay khi xác lập quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển Thành phố. Thành phố thông minh cũng chính là phương thức phát triển và vận hành đô thị hiện đại, phát triển công nghệ số... Phát triển đô thị thông minh được gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể tham gia các hoạt động...

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh, hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số, đặc biệt hạ tầng dữ liệu là một loại hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội khác. Một nền tảng hạ tầng dữ liệu tốt, thống nhất an toàn, một hạ tầng thông tin mạnh là nền tảng xây dựng chính quyền số, kinh tế số.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, với mục tiêu có hướng dẫn chung về xây dựng, phát triển đánh giá mức độ “trưởng thành” của đô thị thông minh; tạo sự thống nhất về mặt hành động trên cả nước, tin tưởng với sự chung tay góp sức của các cấp, ngành, doanh nghiệp, người dân, Việt Nam sẽ sớm có những thành phố thông minh, hiện đại, bền vững...Kiến tạo những giá trị mới mang lại hạnh phúc cho người dân.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Xem thêm
Phiên bản di động