-->

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Chiều 8/12, thành phố Hà Nội tổ chức trao kinh phí hỗ trợ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và lãnh đạo thành phố đã trao cho đại diện 12 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khoản hỗ trợ tổng số 91 tỷ đồng.
Nhiều kết quả nổi bật trong công tác xây dựng Đảng Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để kinh tế Hà Nội phát triển có chiều sâu Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Chia sẻ với người dân bằng tinh thần trách nhiệm, chủ động

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, trong thời gian vừa qua, đồng bào ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên phải gánh chịu những thiệt hại, mất mát to lớn, nặng nề về người và tài sản do sự tàn phá của 9 cơn bão và các đợt mưa lũ, sạt lở đất gây ra. Hàng triệu đồng bào phải chịu cảnh thiếu thốn nhiều mặt, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô Hà Nội, đồng chí Vương Đình Huệ gửi lời thăm hỏi, sự chia sẻ ân cần và sâu sắc đến Đảng bộ, chính quyền, lượng lực vũ trang và nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng của thiên tai.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng gửi lời chia buồn sâu sắc đến thân nhân, gia đình các cán bộ, chiến sỹ, đồng bào không may mắn gặp nạn trong đợt thiên tai thảm khốc vừa qua.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, ngay khi nắm được thông tin về tình hình thiệt hại của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, ngày 13/10/2020, tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động “Toàn dân tham gia ủng hộ miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ” và đã thu được số tiền ủng hộ là 312 triệu đồng ngay tại Đại hội.

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao hỗ trợ tỉnh Nghệ An khắc phục hậu quả bão lũ

Cũng ngay trong ngày 13/10, Hà Nội đã trích số tiền 7 tỷ đồng để kịp thời hỗ trợ Nhân dân miền Trung khắc phục khó khăn do cơn bão số 6 gây ra. Ngày 22/10/2020, Hà Nội tiếp tục hỗ trợ đợt hai cho hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Bên cạnh việc đăng ký ủng hộ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các cơ quan và địa phương còn tổ chức các đoàn công tác trực tiếp thăm, động viên và hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Cụ thể, Công an thành phố hỗ trợ 4,1 tỷ đồng; Thành đoàn Hà Nội hỗ trợ cả tiền và hàng hóa trị giá 2,5 tỷ đồng; Hội Nông dân Hà Nội hỗ trợ cả tiền và hàng hóa trị giá 700 triệu đồng; Hội Chữ thập đỏ thành phố hỗ trợ trên 11 tỷ đồng. Nhiều quận, huyện, thị xã của thành phố cũng đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho đồng bào miền Trung và Tây Nguyên.

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk khắc phục hậu quả bão lũ

Tính đến nay, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiếp nhận đăng ký ủng hộ của 203 lượt đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ với tổng số tiền trên 110 tỷ đồng.

Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã phối hợp với Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam VNPay và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thiết lập Mã QR để những người sử dụng ứng dụng “mobile banking” là có thể quét mã QR để ủng hộ.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ bày tỏ: “Mong rằng với tình cảm, sự chia sẻ, động viên của Nhân dân Thủ đô và cả nước, cùng với ý chí vươn lên mạnh mẽ bà con Nhân dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên bị thiệt hại do mưa lũ sẽ vượt qua khó khăn, sớm ổn định, phát triển sản xuất và đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đầm ấm, hạnh phúc”.

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Quang cảnh buổi lễ

Thay mặt đại diện các tỉnh nhận hỗ trợ, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường khẳng định, đây là nguồn động viên có ý nghĩa rất lớn, giúp người dân miền Trung, Tây Nguyên bị thiệt hại do mưa lũ ấm lòng và vững tin vào tương lai.

Đồng chí Bùi Văn Cường khẳng định: “Chúng tôi sẽ chỉ đạo các cấp các ngành sử dụng, phân bổ các phần quà của thành phố Hà Nội hỗ trợ một cách hiệu quả, bảo đảm đúng các quy định, thiết thực để giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất”.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động