-->

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%

Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7% - 25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 15% - 50% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 90%).
“Thủ phủ” đào, quất nhộn nhịp vào Tết Đoàn viên, người lao động hào hứng mua sắm tại Chợ Tết Công đoàn năm 2024 Mang Tết sớm đến với đoàn viên, công nhân lao động Thủ đô

Tổng giá trị hàng hóa ước tính tăng 10% so với Tết 2023

Thông tin tại buổi làm việc với Bộ Công Thương về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sáng 23/1, ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện Tết năm 2023…

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%
Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp, đảm bảo thực hiện Kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố, Sở Công Thương Hà Nội đã vận động các đơn vị đảm bảo cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 14.535 điểm bán (trên 8.000 cửa hàng kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh; gần 900 sạp hàng tại các chợ truyền thống và gần 500 bếp ăn tập thể).

Bên cạnh đó, triển khai hoạch phục vụ Tết 2024, từ tháng 10/2023, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng Kế hoạch chuẩn bị hàng hóa với tổng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết phục vụ 3 tháng trước, trong và sau Tết gồm: 292,95 nghìn tấn gạo; 58,5 nghìn tấn thịt lợn; 19,5 nghìn tấn thịt gia cầm; 16,2 nghìn tấn thịt bò; 390 triệu quả trứng gia cầm; 325,5 nghìn tấn rau củ; 16,2 nghìn tấn thủy sản; 157 nghìn tấn trái cây… Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn đạt khoảng 40.900 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với thực hiện Tết năm 2023.

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%
Ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại hội nghị

“Đến nay, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7% - 25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 15% - 50% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 90%). Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra”, ông Nguyễn Thế Hiệp nhấn mạnh.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào

Chia sẻ về công tác chuẩn bị nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2024, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, nhằm thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường trong giai đoạn cao điểm cuối năm, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, Saigon Co.op đã thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu từ rất sớm (dự kiến tăng trưởng 5 - 10% tùy mặt hàng), tổ chức phân phối hàng hóa đến hơn 800 điểm bán tại 42/63 tỉnh thành trên cả nước.

Cùng với đó, trong bối cảnh lạm phát và nhiều biến động khó lường của kinh tế và sức mua thị trường gặp nhiều khó khăn, thu nhập người dân bị tác động nhiều vi có phần giảm sút. Saigon Co.op vẫn cố gắng phối hợp với các nhà cung cấp giữ giá ổn định và thực hiện giảm giá kích cầu trong giai đoạn cuối năm. Đồng thời, chủ động phối hợp với nhà cung cấp chuẩn bị nguồn hàng giá tốt cho 3 - 6 tháng tới. Bên cạnh đó, Saigon Co.op cũng đẩy mạnh chương trình khuyến mãi liên tục hàng tuần, giảm giá đến 50% cho hơn 100 sản phẩm, đặc biệt giảm giá mạnh vào cuối tuần.

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long thông tin về tình hình nguồn cung hàng hóa

Cũng theo đại diện siêu thị Co.opmart Hà Nội, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán, siêu thị đã thực hiện công tác dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu ngay từ giữa năm 2023. Trong đó, chú trọng dự trữ các nhóm hàng thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá như: Gạo, đường, bột ngọt, dầu ăn, bánh kẹo…

“Nguồn dự trữ các nhóm hàng thiết yếu được tăng từ 20 – 50% tùy theo nhóm hàng so với nhu cầu kinh doanh bình thường, với tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng. Dự báo, sức mua năm nay sẽ tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như: Bánh chưng, giò chả, trái cây, bánh kẹo…”, bà Kim Dung cho hay.

Cũng đề cập đến công tác đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng, ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cho biết, từ tháng 6, tháng 7/2023 siêu thị đã làm việc với các đơn vị cung ứng và ký cam kết đảm bảo nguồn cung sản lượng hàng hóa tăng 20% so với dịp Tết 2023.

Theo nhận định của đại diện Big C Thăng Long, dịp Tết 2024, năm nay kinh tế gặp nhiều khó khăn, do đó, nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng năm nay chủ yếu tập trung vào nhóm hàng có giá phải chăng và các sản phẩm hàng hóa Việt được ưu tiên hơn. “Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, siêu thị cũng đã triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá như: “Khóa giá - không tăng giá” 10.000 sản phẩm trong giai đoạn 45 ngày Tết, tính từ ngày 28/12 đến hết ngày 9/2/2024. Cùng đó, Big C cũng đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua hình thức online, dự kiến, kênh bán hàng này sẽ tăng trưởng khoảng 40%. Cùng đó, năm nay Big C cũng sẽ mở cửa bán hàng từ 8h sáng ngày Mùng 2 Tết, thay vi 10h sáng ngày Mùng 2 Tết như mọi năm”, ông Tuấn thông tin.

Hà Nội: Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán 2024 chiếm đến 90%
Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết cho người dân Thủ đô

Đánh giá cao công tác chuẩn bị về nguồn cung hàng hóa Tết 2024 từ sớm, từ xa, đồng thời, có những chương trình khuyến mại, cũng như đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp… của thành phố Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối… bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng đề nghị Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng như đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường.

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cung ứng mặt hàng gạo, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán để có phương án đảm bảo nguồn cung với giá bình ổn theo đúng kế hoạch. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời triển khai chương trình bình ổn thị trường.

Tiếp tục làm công tác tuyên truyền về nguồn cung mặt hàng Tết, tránh việc đầu cơ, tích trữ, đẩy giá cao. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung các mặt hàng được tiêu dùng nhiều nhất trong dịp Tết. Đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, khu chế xuất để người dân có thể tiếp cận được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, với giá cả hợp lý nhất…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng. Tại một số doanh nghiệp, giá vàng miếng và vàng nhẫn đã lên mức kỷ lục 111 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Giá xăng dầu hôm nay (16/4): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (16/4): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (16/4), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi giới đầu tư tiếp nhận loạt thông tin mới nhất liên quan đến kế hoạch áp thuế lúc có lúc không của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,64 USD/thùng, giảm 0,39%, giá dầu WTI ở mốc 61,33 USD/thùng, giảm 0,26%.
Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (16/4): Trên thị trường trong nước, giá vàng tiếp đà tăng, trong đó giá vàng nhẫn tăng mạnh ở cả 2 chiều.
Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,46%, đạt mức 100,10.
Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Ngày 15/4, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Phòng Kinh tế, hạ tầng và Đô thị (UBND thành phố Hưng Yên) phối hợp với tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu thành phố Hưng Yên năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP, hộ kinh doanh, làng nghề… trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tham dự.
Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Thành công của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong chặng đường gần 40 năm đổi mới (1986) có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết để kinh tế tư nhân trở thành “đòn bẩy” cho một Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Giá vàng thế giới giảm mạnh do chứng khoán Mỹ hồi phục

Giá vàng thế giới giảm mạnh do chứng khoán Mỹ hồi phục

Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 1%. Trong nước, các thương hiệu vẫn chưa dừng đà tăng. Thời điểm hiện tại, giá vàng SJC đang niêm yết tại mốc 107,5 triệu đồng/lượng, đắt hơn giá vàng thế giới tới 6,8 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (15/4): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (15/4): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (15/4), Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% sau khi Mỹ miễn trừ một số thuế quan và dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô trong tháng 3 đã phục hồi mạnh mẽ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,01 USD/thùng, tăng 0,45%, giá dầu WTI ở mốc 61,68 USD/thùng, tăng 0,33%.
Giá vàng hôm nay (15/4): Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (15/4): Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (15/4): Trong khi giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng, với giá vàng miếng tiến sát ngưỡng 108 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (15/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (15/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Hôm nay (15/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 37 đồng, hiện ở mức 24.886 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động