Hà Nội ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc liên cầu lợn
70% ca bệnh liên cầu lợn trên người do ăn tiết canh lợn Nguy cơ nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh: Nói mãi vẫn không chừa! Rước họa từ thói quen ăn đồ tái, sống |
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn Thành phố vừa ghi nhận hai ca bệnh mắc liên cầu khuẩn lợn. Như vậy, từ đầu năm 2024 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 3 ca mắc (giảm 4 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023).
![]() |
Để phòng liên cầu lợn, người dân không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. |
Trường hợp thứ nhất là nam bệnh nhân 83 tuổi (ở Hà Đông). Sau một ngày khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, đau đầu, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, cứng gáy, rối loạn ý thức. Xét nghiệm cấy máu của nam bệnh nhân cho kết quả, dương tính với liên cầu lợn (Streptococcus Suis). Qua khai thác tiền sử dịch tễ của bệnh nhân, cách 5 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân có ăn tiết canh tại đám cỗ ở Nam Định.
Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân 56 tuổi (ở Ứng Hòa) khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao kèm theo cơn rét run. Sau đó một ngày, bệnh nhân xuất hiện đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn khan, điếc đột ngột và được đưa đến Bệnh viện Quân y 103. Tại đây, xét nghiệm nuôi cấy dịch não tủy của bệnh nhân cho kết quả, dương tính với liên cầu lợn. Theo tiền sử dịch tễ của bệnh nhân, gia đình không chăn nuôi lợn. Trong vòng 2 tuần trước khởi phát bệnh, người bệnh không ăn tiết canh lợn, không tham gia giết mổ lợn.
Theo CDC Hà Nội, vi khuẩn Streptococcus suis cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Hiện có 2 týp liên cầu lợn. Týp I hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi. Còn týp II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn. Týp II thường gây bệnh ở lợn thịt với các dấu hiệu viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sảy thai và đột tử ở lợn. Streptococcus suis týp II gây bệnh chủ yếu cho người.
Hầu hết các ca bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua… Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh.
Để phòng bệnh, CDC Hà Nội khuyến cáo, người dân không ăn sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín hoặc từ lợn ốm, chết, đặc biệt không ăn tiết canh lợn. Ngoài ra, có biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang cho những người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47