Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may
Hà Nội ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc liên cầu lợnLàm nghề mổ lợn, bệnh nhân nguy kịch vì nhiễm liên cầu lợnHà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn |
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa đưa ra cảnh báo về bệnh liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh. Theo đó, vào ngày 1/8 âm lịch vừa qua, nam bệnh nhân (27 tuổi, ở Bắc Ninh) ăn tiết canh lợn ngoài quán để lấy may. Tối cùng ngày, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, đau người. Đến đêm, bệnh nhân xuất hiện sốt rét run. Sáng hôm sau, người nhà phát hiện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân.
![]() |
Nam bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. |
Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy và chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân xuất hiện ban xuất huyết hoại tử rải rác toàn thân, tập trung nhiều vùng mặt, đầu chi. Theo bác sĩ bệnh viện, nam bệnh nhân xuất hiện nhiễm khuẩn huyết - viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn.
Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị tích cực bởi biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, được lọc máu liên tục, truyền các chế phẩm của máu. Tuy nhiên, các bác sĩ tiên lượng nguy cơ tử vong cao.
Trước đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn tiết canh, trong đó có trường hợp tử vong.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho hay, tại một số nơi, người dân vẫn có quan niệm ăn tiết canh đầu tháng để lấy may mắn. Điều này là không đúng, bởi tiết canh sống có thể gây hại cho sức khỏe con người. “Trong tiết canh, ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, bệnh nhân có thể mắc liên cầu khuẩn lợn. Người mắc bệnh có nguy cơ nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…”, bác sĩ Phạm Văn Phúc cảnh báo.
Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ lợn sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ. Thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ, cho đến 2-3 ngày.
Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, bác sĩ Phạm Văn Phúc khuyến cáo, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Người dân cần ăn thịt đã chế biến chín. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Ngoài ra, người dân cũng lưu ý, phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn
Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25