-->

Hà Nội đổi thay từ những nhịp cầu

LĐTĐ -Việc xây dựng thêm nhiều hơn nữa những cây cầu nối liền hai bờ sông Hồng, sẽ là động lực để Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vừng, đồng thời góp phần thay đổi diện mạo khiến kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội thêm đặc sắc.  

Nếu như ở thế kỷ trước, Hà Nội chỉ được coi là thành phố ven sông, thì với quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, sông Hồng đã nằm gọn trong lòng thành phố. Vì thế, việc xây dựng thêm nhiều hơn nữa những cây cầu nối liền hai bờ sông Hồng, sẽ là động lực để Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vừng, đồng thời khiến kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội thêm đặc sắc.

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Cầu Long Biên dài 1.862 m, được khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1903. Cầu  Long Biên còn được gọi là cầu  Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer), đây là một trong 4 cây cầu dài và nổi bật nhất ở Đông Dương. Cầu Long Biên có cấu trúc tương tự cầu Tolbiac ở Quận 13, Paris, Pháp, cầu này được khánh thành 28/02/1902.

Có một điều đặc biệt nữa của cầu Long Biên mà nhiều người chưa biết đến là nó được thiết kế bởi cha đẻ của tháp Eiffel. Trong mắt nhiều người Việt và bạn bè thế giới, cầu Long Biên được coi là một nhân chứng lịch sử trong các cuộc chiến tranh. Nói đến cầu Long Biên là nói về hình ảnh cây cầu cổ kính bắc qua sông Hồng, một biểu tượng đẹp của Thủ đô Hà Nội.

Những nhịp cầu bắc qua ba thế kỷ này đã từng hứng chịu biết bao bom đạn của quân thù. Nhịp cầu bị đứt gãy trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ. Trong lần chiến tranh phá hoại lần thứ 1 (năm 1965), cây cầu bị ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong lần chiến tranh phá hoại lần thứ 2, cầu bị ném bom 4 lần, hỏng 2 trụ cầu.

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, cầu Long Biên đã đóng góp nhiều trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và các vùng phụ cận không chỉ miền Bắc mà cả miền Trung, miền Nam, đặc biệt là trong giai đoạn rất dài khi nó là cái gạch nối liền duy nhất bằng đường bộ và đường sắt từ Bắc chí Nam và trong một thời gian là cả các nước xã hội chủ nghĩa.

Mới đây, Bộ GTVT đã đưa ra các phương án di dời cầu Long Biên về phía thượng lưu để bảo tồn cây cầu hơn 100 năm tuổi này, đồng thời xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng trên tim cầu cũ. Tuy nhiên, phương án di dời cầu Long Biên này vẫn đang gây tranh cãi.

Cầu Thăng Long - Biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Xô

Cầu được bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300 trên quốc lộ Nam Thăng Long, là con đường huyết mạch nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội đô.

Cầu được xem là công trình thế kỉ của tình hữu nghị Việt-Xô. Chiều dài cầu là 3250m, được cấu tạo là cầu giàn thép với cấu trúc cầu đường bộ và đường sắt đi chung, gồm 2 tầng. Cầu có 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ.

Phần cầu chính với 25 nhịp dài 1.688m, có 2 tầng: Tầng trên dành cho các loại xe cơ giới với hai đường nhỏ (khoảng 1m) chạy song song làm chỗ đi lại cho nhân viên sửa chữa cầu. Tầng dưới rộng 19,5m ở giữa là đường dành cho xe lửa, hai bên là lối đi của người đi bộ và xe thô sơ, mỗi bên rộng 1,5m.
Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng năm 1974, khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985, đây là cây cầu duy nhất của Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất (11 năm).

Cầu Chương Dương - Niềm tự hào của người Hà Nội

Ngày 30/6/1985, cầu Chương Dương được thông tuyến và đưa vào sử dụng với kỳ tích chỉ sau 21 tháng thi công. Đây là cây cầu thép-bê tông đầu tiên hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Hà Nội tự thiết kế và xây dựng, gắn liền với tên tuổi kỹ sư Bùi Danh Lưu, người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Cầu Chương Dương là cầu lớn, có kết cấu bảo đảm an toàn cho các xe trọng tải lớn qua cầu với tốc độ cao. Cầu có kết cấu dầm thép, mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Cầu dài hơn 1.213m, rộng 19,76m, gồm 4 làn xe, hai làn giữa dùng cho xe tải nặng 30 tấn hoặc bánh xích 80 tấn, hai làn bên dùng cho xe tải 6 tấn. Cầu gồm 9 nhịp dầm dẫn, 11 dầm chính, 21 mố trụ.

 

Cuối những năm 90 (thể kỷ 20) cầu Chương Dương liên tục bị quá tải, Hà Nội liền cho xây dựng hệ thống vòng xoay ở phía nam của cầu góp phần giải quyết phần nào tình trạng tắc nghẽn ở lối lên xuống (hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật).

Sau gần 30 năm đi vào sử dụng, cầu Chương Dương đóng một vai trò quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô, cây cầu thậm chí là một biểu tượng trong lòng nhiều người dân Thủ đô. Hà Nội từng có ý tưởng thay thế cây cầu này bằng một cây cầu mới nhưng không được sự đồng thuận của đông đảo người dân và các chuyên gia.

Cầu Thanh Trì - Dài và rộng nhất 

Cầu Thanh trì là cây cầu lớn nhất trong các cây cầu bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân, quận Hoàng Mai, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng, quận Long Biên.

Cầu Thanh Trì có tổng chiều dài bao gồm đường dẫn và cầu dài hơn 12.000m, cầu chính qua sông Hồng dài 3.084m, rộng 33,10m với 6 làn xe (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100km/h. Kết cấu bên dưới gồm 52 trụ và 2 mố trên nền móng có tổng số 1.339 cọc khoan nhồi đường kính các loại 1m; 1,5m; 2m.

Cầu Thanh Trì do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Đây là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

Cầu Thanh Trì được khởi công ngày 30/11/2002 và thông xe ngày 2/2/2007. Từ đó đến nay cầu đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Cầu Nhật Tân - Cây cầu của tình hữu nghị Việt- Nhật

Cầu Nhật Tân nằm trên tuyến vành đai 2 của Hà Nội, dài 8,9km với điểm đầu tại khu vực phường Phú Thượng (Tây Hồ) và điểm cuối tại nút giao với đường Nam Hồng thuộc huyện Đông Anh. Trong đó, phần cầu có tổng chiều dài 3.755m, mặt cắt ngang rộng 33,2m cho 8 làn xe và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng chiều dài 5,18 km.

Phần cầu chính được thiết kế là cầu dây văng liên tục gồm 5 trụ tháp có chiều dài là 1.500m. Dự án được đầu tư bằng nguốn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam với tổng mức đầu tư là 13.626 tỷ đồng.

Đến nay, cầu Nhật Tân đã cơ bản  hoàn thành dự kiến thông xe đúng dịp kỷ niệm 10/10/2014 nhân kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô, tuy nhiên do để chờ cùng thời điểm khánh thành hai dự án đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài và dự án nhà ga quốc tế T2 - Nội Bài nên cầu Nhật Tân sẽ được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2015.

Đây là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội. Công trình sau khi được hoàn thành sẽ trở thành một trong những biểu tượng mới của giao thông Hà Nội, góp phần rút ngắn quãng đường từ trung tâm thành phố và sân bay Nội Bài.

Cầu cạn hiện đại nhất thủ đô

Nếu nói đến những cây cầu làm thay đổi diện mạo Thủ đô trong 10 năm trở lại đây, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến cầu cạn hiện đại nhất Việt Nam nằm trên trục đường vành đai 3 trên cao, cầu dài hơn 9km nối từ phía Bắc hồ Linh Đàm đến cầu Mai Dịch. Tuyến đường đưa vào hoạt động đã góp phần giải quyết ách tắc giao thông từ cửa ngõ phía Nam sang phía Tây Hà Nội.

Cầu được đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Cầu cạn chạy qua 3 quận Hoàng Mai, Thanh Xuân và Cầu Giấy được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị, gồm 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h.

Cầu Vĩnh Tuy - công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Ngày 2/9/2009, cầu Vĩnh Tuy được thông xe sau hơn 4 năm thi công kể từ ngày khởi công 3/2/2005. Nếu nói đến cây cầu giữ nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam thỡ cầu Vĩnh Tuy phải là số 1. Cây cầu này giữ một loạt các kỷ lục từ cây cầu rộng nhất Việt Nam, cây cầu hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, cây cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất là tám nhịp liên tục, đúc hẫng dài và chiều dài cầu chính, cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất...

Với tổng chiều dài 5.830m, trong đó phần cầu chính vượt sông dài 3.778m, cầu Vĩnh Tuy được kết cấu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 77 nhịp, phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990m, đặt trên 2 mố và 76 trụ, trong đó 6 nhịp thông thuyền giữa sông dài 135m/nhịp. Quy mô mặt cắt ngang rộng 19,25m. Mặt cắt ngang của các tuyến đường chính hai đầu cầu rộng 60m (đây cũng là khổ cầu bê tông lớn nhất hiện nay tại Việt Nam).

Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Thủ đô

Cùng với cầu cạn trên cao, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng là tuyến đường sắt đô thị đi trên cao (cầu cạn) đầu tiên của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phục vụ vận tải hành khách công cộng.
Tuyến đường sắt này có chiều dài 13,05km, xuất phát từ khu vực nút giao Cát Linh - Giảng Võ. Chủ đầu tư dự án là Cục Đường sắt Việt Nam, nhà thầu là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.

Tuyến đường sắt đô thị này bắt đầu xuất phát từ nút giao Cát Linh - Giảng Võ, đó là khu vực trung chuyển hành khách đô thị tương lai của Hà Nội, kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông với tuyến đường sắt Nhổn - Hà Nội và tuyến buýt nhanh BRT.

Từ đây, tuyến đường sắt đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đườngLáng rẽ trái men theo mép sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông. Điểm cuối của tuyến là bến xe Hà Đông mới cạnh QL 6. Toàn tuyến có 12 ga, cự ly bình quân giữa các ga là 1km. Khu Depot đặt tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.

Theo thiết kế toàn tuyến đi trên cao, đường đôi, khổ 1435mm, điện khí hoá, theo quy phạm thiết kế Metro GB 5017-2003 của Trung Quốc, chịu cấp động đất số 8... Ga trên cao được thiết kế theo kiểu nghiêng, khoảng cách giữa đường trung tâm với giáp ranh sân ga là 1500 mm, độ cao mặt ray cách mặt sân ga là 1020 mm.
Độ cao của giới hạn kiến trúc và giới hạn của khoảng cách giữa đáy kết cấu hoặc thiết bị với mặt ray là 4200mm. Ga đặt tại một phía tuyến đường, gồm ga kiểu 2 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là ga; Ga kiểu cầu 3 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là phòng chờ, tầng 3 là sân ga. Ga kết hợp phần “kiểu cầu và kiểu xây”: dầm của đường sắt là cột đơn giản hoặc liên tục chống đỡ cho dầm thanh kết cấu khung, phần kết hợp lắp đệm cao su.

Đoàn tàu gồm 4 toa (giai đoạn đầu và 6 toa giai đoạn sau, khi lưu lượng giao thông tăng. Đoàn tàu có sức chở 2.008 hành khách. Tốc độ tối đa đoàn 80 km/h, tốc độ lữ hành 35km/h. Tàu có thời gian khai thác hàng ngày từ 5h sáng đến 23h đêm (18 tiếng với tần suất tối đa 2 phút/chuyến). Năng lực vận chuyển tối đa 28.000 hành khách/giờ/hướng. Dự án có tổng mức đầu tư 8.769.965 triệu đồng, tương đương 552,86 triệu USD được huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, tín dụng ưu đãi hỗ trợ bên mua của Eximbank Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này dự toán của tuyến đường sắt đô thị đầu tiên đã vượt lên hơn 60% so với tính toán ban đầu.

12 ga của dự án bao gồm: ga Cát Linh, ga Đê La Thành, ga Thái Hà, ga Đường Láng, ga Ngã tư Sở, ga Đại học Quốc gia, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân, ga Bến xe Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê và ga Hà Đông.
Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ 2 trong số 8 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội đã được quy hoạch. Dự án có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển GTVT cũng như kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội. Đây còn là một dự ánđặc thù: Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông kết hợp với kinh doanh vận tải, cơ chế tài chính chưa có tiền lệ, công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại VN. Theo kế hoạch tuyến đường sắt này sẽ đi vào hoạt động cuối 2015.

Hồ Thu- Khánh Linh- Tuấn Dũng
 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hai ngày nay, khi nắm rõ thông tin hơn 600 camera trên địa bàn thành phố Vinh đi vào hoạt động từ ngày 22/1, người tham gia giao thông đã cẩn trọng hơn để không mắc các lỗi vi phạm, nhất là thời điểm Tết cận kề, các phương tiện tham gia giao thông đông đúc.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

(LĐTĐ) "Hành vi vi phạm đã bị chúng tôi phát hiện thì sẽ không thể trốn tránh được, trong trường hợp không thể phạt nóng sẽ tiến hành xác minh, phạt nguội sau chứ không để bỏ lọt vi phạm", đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 11 nhấn mạnh.
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Ban Quản lý bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức kiểm tra đột xuất các phương tiện vận tải hành khách.
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024

Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024

(LĐTĐ) Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an, sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168/2024, số vi phạm đã giảm rõ rệt, đặc biệt là nhóm các vi phạm dễ dẫn tới tai nạn giao thông như: Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, vi phạm tốc độ, vi phạm nồng độ cồn,...
Xem thêm
Phiên bản di động