-->

Hà Nội: Doanh nghiệp FDI thưởng Tết cao nhất hơn 200 triệu đồng/người

Sáng 27/12, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến Quý IV/2023 của Thường trực Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành của Thành phố về công tác chuẩn bị tổ chức chăm lo Tết cho nhân dân.
Tăng lương tối thiểu vùng: Mong giá đừng tăng! Giá vàng SJC tăng "phi mã", vượt ngưỡng 80 triệu đồng/lượng

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; lãnh đạo HĐND Thành phố, UBND Thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã của Thành phố.

Hội nghị tập trung thảo luận về nội dung: Báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức chăm lo Tết, nhất là công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và công tác tăng cường đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau Tết Dương lịch 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tặng 7.000 phiếu mua hàng tới đoàn viên, người lao động khó khăn

Trình bày báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Thành phố Bạch Liên Hương cho biết, ngày 19/12/2023, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 308/KH-UBND tặng quà tới các đối tượng hưởng chính sách, người có công; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo đó, Thành phố dự kiến dành hơn 1 triệu suất quà tặng các đối tượng, tổ chức, cá nhân tiêu biểu với tổng kinh phí khoảng hơn 552 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và các nguồn huy động khác.

Hà Nội: Nhiều mức lương thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp Tết
Các đồng chí lãnh đạo Thành phố chủ trì Hội nghị.

Đối với công tác chăm lo Tết đối với người lao động và tình hình lương thưởng Tết, hỗ trợ số lượng phiếu mua hàng (voucher) tặng đoàn viên, người lao động khó khăn 7.000 phiếu, mỗi phiếu mua hàng giá trị 500.000 đồng trong Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” với tổng số tiền dự kiến 3,5 tỷ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ vé xe đưa công nhân lao động Khu công nghiệp về quê đón Tết và đón quay trở lại làm việc sau Tết là 1,9 tỷ đồng. Hỗ trợ, thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với số tiền là hơn 21 tỷ đồng. Dự kiến hỗ trợ 35 Mái ấm Công đoàn cho 35 gia đình đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở…

Đối với tình hình thực hiện chính sách lao động, tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, Sở đã chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và các ngành có liên quan chủ động kịp thời hướng dẫn người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định pháp luật. Phần lớn các doanh nghiệp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các nội quy, quy chế của doanh nghiệp, nhất là các nội dung về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp Tết…

Về tình hình tiền lương năm 2023 và Kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tại một số đơn vị cụ thể như: Đối với Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Tết Dương lịch, mức thưởng bình quân 650.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 3.200.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 400.000 đồng/người. Đối với Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, mức thưởng bình quân 3.100.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 20.000.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người.

Hà Nội: Nhiều mức lương thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp Tết
Giám đốc Sở LĐTB&XH Thành phố Bạch Liên Hương trình bày báo cáo.

Đối với Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước: Đối với Tết Dương lịch, mức thưởng bình quân: 500.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 3.000.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 400.000 đồng/người. Đối với Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, mức thưởng bình quân 3.300.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 29.800.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người.

Đối với khối doanh nghiệp dân doanh: Đối với Tết Dương lịch, mức thưởng bình quân 500.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 29.000.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người. Đối với Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, mức thưởng bình quân 3.500.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 90.000.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người.

Đối với khối doanh nghiệp FDI: Đối với Tết Dương lịch, mức thưởng bình quân 500.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 90.000.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 350.000 đồng/người. Đối với Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, mức thưởng bình quân 4.000.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 205.000.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người…

Sẵn sàng bảo đảm bình ổn giá dịp Tết

Cũng tại Hội nghị, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, về cơ bản hàng hoá đã chuẩn bị đủ cho dịp Tết. Hà Nội đã ban hành kế hoạch bình ổn giá từ tháng 6/2023, đến nay, đã có 47 đơn vị tham gia bình ổn thị trường, sẵn sàng bảo đảm bình ổn giá đúng quy định. Thành phố cũng ban hành kế hoạch về hoạt động dịp Tết, theo đó sẽ có 83 chợ hoa Xuân phục vụ người dân. Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết với tổng trị giá 40.900 tỷ đồng, có 12 mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp Tết, gắn với chương trình bình ổn giá trị thường trên địa bàn, tăng khoảng 10% so với năm 2023.

Hà Nội: Nhiều mức lương thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp Tết
Quang cảnh Hội nghị.

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đào Duy Phong cho hay Sở đã có văn bản gửi các chủ đầu tư dừng toàn bộ thi công tại các vỉa hè từ 16/1 và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát đầy đủ về an toàn tại các khu vực chưa hoàn thành thi công.

Dịp Tết Dương lịch 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lực lượng Sở Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) tổ chức chốt trực ở 66 vị trí; phối hợp với Công an các quận, huyện, thị xã chốt trực tại 44 vị trí… tập trung bố trí lực lượng chống ùn tắc giao thông tại các bến xe, ga tàu, bảo đảm cho người dân đi lại thuận lợi.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Anh Quân thông tin Sở đã có văn bản đề nghị các quận, huyện, thị xã cần chủ động phương án, kế hoạch bảo đảm vệ sinh môi trường theo đúng phân cấp quản lý, tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo công tác thu gom chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trong các khu dân cư, đường phố; thực hiện tổng vệ sinh làm sạch khu phố, thôn xóm, bảo đảm vệ sinh môi trường tại các điểm tập kết, điểm trung chuyển chất thải; rà soát, lắp đặt bổ sung các thùng rác, nhà vệ sinh lưu động tại các địa điểm tổ chức chương trình, sự kiện tập trung đông người trong dịp Tết và lễ hội Xuân.

Các đơn vị vệ sinh môi trường được yêu cầu tăng cường thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, bố trí đầy đủ phương tiện vận chuyển chất thải; tổ chức đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về vệ sinh môi trường…

Công an Thành phố cho biết đã chủ động mở đợt cao điểm trấn áp tột phạm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trước, trong và sau Tết để người dân vui Xuân, đón Tết. Công an Thành phố cũng đã có kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự tại 30 điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động