Hà Nội đang quá tải với taxi ngoại tỉnh
Phá vỡ quy hoạch
Theo thống kê của các cơ quan chức năng hiện trên địa bàn TP.Hà Nội có trên 19.200 xe taxi, thuộc quản lý của 77 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi. Số phương tiện này thuộc phạm vi cho phép của Đề án taxi được duyệt. Cùng đó, từ năm 2011 Hà Nội đã tạm dừng việc cấp phép thành lập thêm hãng taxi và không cho tăng số lượng xe của các hãng taxi đang hoạt động trên địa bàn, đồng thời rà soát, kiểm đếm phương tiện taxi và đưa ra nhiều giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng taxi.
Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, (Sở GTVT Hà Nội) - Đào Việt Long cho biết, việc gia tăng số lượng xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi theo hình thức này là điều đáng quan tâm. Dự kiến đến năm 2020 sẽ phát triển lên khoảng 25.000 xe. Tuy nhiên, thời gian gần đây, phương tiện ôtô dưới 9 chỗ ngồi tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách trên địa bàn Thành phố tăng đột biến với nhiều hình thức như: Phương tiện được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu “Taxi Hà Nội”; phương tiện được Sở GTVT các tỉnh/thành phố khác cấp phù hiệu “Xe taxi” về hoạt động tại Hà Nội; phương tiện được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu “Xe hợp đồng” hoạt động thí điểm theo hình thức Grabtaxi; phương tiện được Sở GTVT các tỉnh/thành phố khác cấp phù hiệu “Xe hợp đồng” hoạt động thí điểm theo hình thức Grabtaxi về hoạt động tại Hà Nội; taxi dù; Ubertaxi. Đến tháng 6.2016, số lượng xe ô tô dưới 9 chỗ được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu “Xe hợp đồng” là 4.012 chiếc.
Ảnh minh họa. |
Bắc Ninh là một trong những nơi có số lượng xe taxi về Hà Nội hoạt động khá đông, hiện có 870 xe taxi mang BKS Hà Nội do Bắc Ninh cấp phù hiệu taxi và có 469 xe đã từng được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu taxi, nhưng hết hạn và đã xin cấp lại tại Bắc Ninh. Một số chuyên gia cho rằng, để giải quyết thực trạng này, Sở GTVT Hà Nội cần họp bàn với Sở GTVT các tỉnh lân cận để có các biện pháp phù hợp khắc phục những hạn chế, bất cập.
Cũng theo đề án taxi được UBND TP.Hà Nội phê duyệt, năm 2015 số lượng xe taxi của Thành phố sẽ phát triển khoảng 20.000 xe. Do vậy, Bộ GTVT phải sớm ban hành quy định về quản lý, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đi lại của người dân, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình vận tải và đúng quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ ban hành quy định quản lý đối với loại hình này, Sở GTVT Hà Nội cũng đang tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT sớm quy định rõ số lượng xe tối thiểu kinh doanh Grabtaxi trên địa bàn Thành phố nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu của Đề án taxi đã được phê duyệt.
Cần có quy định cụ thể
Nguyên nhân của việc các xe taxi ngoại tình ồ ạt đổ về Thủ đô hoạt động kinh doanh vận tải hành khách là do các đơn vị có nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đi lại bằng taxi của người dân trên địa bàn Hà Nội nên một số doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh vận tải đang hoạt động tại Hà Nội đã thành lập chi nhánh tại các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định… đầu tư phương tiện và xin cấp phù hiệu của các tỉnh đó. Hầu hết các phương tiện này được đưa về hoạt động thường xuyên trên địa bàn Hà Nội. Việc này một mặt gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, gây mất trật tự an toàn giao thông, mặt khác đi ngược lại với chủ trương hạn chế gia tăng số lượng xe taxi trên địa bàn.
Theo xác nhận của Phòng Quản lý vận tải đường bộ cho biết tính đến tháng 6.2016 đã 7.598 xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi chuyển đi xin cấp phù hiệu ở các địa phương khác. Qua rà soát, một phần lớn các phương tiện này được đưa về hoạt động thường xuyên trên địa bàn Hà Nội (khoảng gần 3.000 xe). Theo ông Long thì hiện chưa có quy định cụ thể nào về việc cấm taxi ở các tỉnh khác về Hà Nội trả khách. Tuy nhiên, phương tiện thuộc các đơn vị, Chi nhánh của các tỉnh về hoạt động thường xuyên tại Hà Nội đã vi phạm quy định không thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải đã đăng ký với Sở GTVT các tỉnh , thành phố đó.
Vì Sở GTVT các tỉnh, thành phố cấp phù hiệu cho các đơn vị vận tải trên địa bàn nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân tại địa phương đó. Song, các phương tiện này lại hoạt động thường xuyên tại Hà Nội là không đúng với phương án. Do vậy, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các Sở GTVT các tỉnh, thành phố quản lý, theo dõi hoạt động của các phương tiện đã cấp phù hiệu. Đặc biệt theo dõi qua thiết bị giám sát hành trình để nhắc nhở, xử lý các đơn vị vận tải phải nghiêm túc việc thực hiện theo đúng phương án đã đăng ký. Nếu tái vi phạm, có thể thu hồi phù hiệu theo quy định.
Trang Khanh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03