--> -->

Hà Nội đã huy động trên 30.820 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới

Ngày 13/4, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, giai đoạn 2021-2025" họp đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại của năm 2022. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Hà Nội đã tổ chức bộ máy thông suốt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Tập trung thanh tra, xử lý dứt điểm dự án vi phạm, chậm tiến độ Dự án chậm tiến độ ảnh hưởng tiêu cực đến sự minh bạch của môi trường đầu tư

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, trong quý I/2022, Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các sở, ban ngành Thành phố; Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, giải pháp linh hoạt, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19.

undefined
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo

Ban Chỉ đạo Thành phố đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình tại 02 huyện (Đan Phượng và Ba Vì) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng xã, huyện nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2022; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ sở để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Thành phố đã tập trung chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với huyện Chương Mỹ hoàn thiện hồ sơ theo góp ý của Đoàn thẩm định nông thôn mới Trung ương; phối hợp với (Ủy ban nhân dân) UBND huyện Phú Xuyên hoàn thiện hồ sơ theo góp ý của Hội đồng thẩm định nông thôn mới Trung ương; hoàn thiện hồ sơ của huyện Mê Linh và huyện Ứng Hòa trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 15/2/2022.

Theo Giám đốc Chu Phú Mỹ, đến nay, Thành phố có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 5 xã thuộc huyện Đan Phượng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Đáng chú ý, có 3 huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 0,29%.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, trong quý I/2022, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được trên 30.820 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước là hơn 1.204 tỷ đồng.

undefined
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ báo cáo tại hội nghị

Tính đến hết quý I/2022, có 9 quận thuộc Thành phố đã hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí là 386,3 tỷ đồng. Trong đó, quận Tây Hồ đã bố trí hỗ trợ 5 huyện (Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Mê Linh, Phú Xuyên) với tổng kinh phí là 175,8 tỷ đồng, quận Thanh Xuân (75 tỷ đồng), quận Ba Đình (57 tỷ đồng), Hoàn Kiếm (31,9 tỷ đồng),...

Về kết quả thực hiện chương trình OCOP, trong năm 2021, có 595 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố đánh giá, phân hạng đủ điều kiện trình UBND Thành phố quyết định công nhận. Lũy kế từ năm 2019 đến nay, Thành phố hiện có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm: 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, vào cuộc của các đơn vị trong thực hiện Chương trình 04-CTr/TU.

Dù vậy, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất tập trung còn chưa rõ nét; việc quảng bá các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao vẫn chưa đạt yêu cầu; việc xây dựng chuỗi sản xuất, quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cần phải quan tâm nhiều hơn nữa…

Về các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị tiếp tục tập trung thực hiện "nhiệm vụ kép", vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế, gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

undefined
Quang cảnh hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các quận, huyện tiến hành rà soát toàn bộ các đơn vị đăng ký mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung để đôn đốc triển khai; phấn đấu có nhiều hơn các điểm sản xuất tập trung, công nghệ cao để nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác, từ đó, nâng cao thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố cần giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp, xây dựng Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính rà soát các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, các chính sách đặc thù phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, các đơn vị cần rà soát lại các làng nghề, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề để phát triển sản xuất…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đặc biệt lưu ý các huyện đã đăng ký, bám sát chỉ tiêu có thêm 25 xã nông thôn mới nâng cao, 15 xã kiểu mẫu để tập trung thực hiện, hoàn thành mục tiêu này trong năm 2022. Các quận tiếp tục hỗ trợ các huyện trong công tác xây dựng nông thôn mới, đồng thời, tăng cường kết nối với các huyện, vì mục tiêu xây dựng Thành phố ngày càng phát triển hơn nữa.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin khác

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Chiều 13/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Việc tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025 cần được triển khai sâu rộng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan; có tính định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn...
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Xem thêm
Phiên bản di động