-->

Hà Nội: 9 tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hơn 1.900 tỷ đồng

9 tháng qua, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết trên 8.197 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công và các đối tượng liên quan, tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công của Thành phố là 1.929,5 tỷ đồng.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà người có công tại huyện Hoài Đức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà người có công

Thông tin về tình hình thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 9 tháng năm 2024 , Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội (LĐTBXH) cho biết, với sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, đối tượng người có công với cách mạng, thân nhân người có công trên địa bàn Thủ đô ngày càng được mở rộng và mức thụ hưởng ngày càng tăng lên.

Cụ thể, 9 tháng qua, toàn Thành phố đã giải quyết trên 8.197 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công và các đối tượng liên quan. Tổng kinh phí 9 tháng chi cho công tác ưu đãi người có công của Thành phố là 1.929,5 tỷ đồng, trong đó, chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 78.819 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.633 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần 155 tỷ đồng; chi quà lễ, Tết 71 tỷ đồng, chi điều dưỡng người có công 70,5 tỷ đồng.

Sở LĐTBXH Hà Nội đã ban hành 1.247 văn bản gửi Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp giải quyết chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn Thành phố. Hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ được Thành phố và các quận, huyện triển khai thực hiện tốt.

Hà Nội: 9 tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hơn 1.900 tỷ đồng
Lãnh đạo huyện Gia Lâm thăm, tặng quà gia đình chính sách nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Ảnh minh họa.

Về kết quả thực hiện phong trào Đền ơn đáp nghĩa, đến hết tháng 9, toàn Thành phố đã vận động được 33,7 tỷ đồng vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, đạt 147,6%; tặng 1.734 sổ tiết kiệm tình nghĩa với số tiền gần 5,4 tỷ đồng, đạt 139,3% kế hoạch; trung bình mỗi sổ tiết kiệm 3,1 triệu đồng.

Các quận, huyện, thị xã tu sửa nâng cấp 53 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí gần 157,3 tỷ đồng, đạt 171% kế hoạch; vận động xã hội hóa tu sửa nâng cấp 159 nhà ở cho người có công với cách mạng, kinh phí trên 6,5 tỷ đồng, đạt 119,5% kế hoạch. 57/57 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan nhận phụng dưỡng.

Trong 9 tháng, thành phố Hà Nội đã tặng 299.553 suất quà cho các đối tượng chính sách theo quy định với số tiền 237,8 tỷ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là 54.525 suất, với kinh phí gần 16 tỷ đồng). Trong đó, quà của Chủ tịch nước 116.112 suất, số tiền gần 35,4 tỷ đồng; quà của Thành phố có 116.369 suất, số tiền gần 183,1 tỷ đồng; quà của cấp huyện có 8.089 suất, số tiền gần 6,4 tỷ đồng; quà của cấp xã, phường 58.983 suất, số tiền trên 12,9 tỷ đồng.

Cũng trong 9 tháng, các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công trực thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã đón, thực hiện điều dưỡng tập trung đối với 15.531 lượt người có công và thân nhân, đạt 73,3% kế hoạch năm với kinh phí trên 70,5 tỷ đồng.

Từ nay đến cuối năm, Sở LĐTBXH sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện tốt các nội dung công tác người có công, trong đó có việc thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và điều dưỡng người có công, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Thành phố chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công và thân nhân.

Sở cũng sẽ tiếp tục hướng dẫn thực hiện kế hoạch điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ năm 2024 đảm bảo đúng quy định; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng; xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 247 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.

Tin khác

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Xem thêm
Phiên bản di động