-->

GS Ngô Bảo Châu và những chia sẻ về giáo dục đầu năm mới

Dành thời gian gặp gỡ PV những ngày đầu năm mới 2015, GS Ngô Bảo Châu có những chia sẻ về giáo dục đặc biệt ở khâu giáo dục đại học.

Thưa giáo sư, nhìn lại một năm qua, ông đánh giá đâu là những điểm sáng của giáo dục Việt Nam?

Tôi nghĩ trong chủ trương chung về cải cách căn bản toàn diện về giáo dục có nhiều bước làm, nhiều cải cách gây ra tranh luận trong xã hội. Về cơ bản, với tôi thấy có một số điều tiến bộ chẳng hạn như việc không chấm điểm thường xuyên thay bằng nhận xét ở bậc tiểu học,…

Một số cải cách tích cực từ chủ trương viết chương trình, SGK với có những hội đồng về thẩm định chương trình riêng, nhiều bộ sách giáo khoa.

Tất nhiên việc cải cách giáo dục nói chung là vô vùng khó. Chỉ trích thì dễ nhưng làm cụ thể thì khó.

59169

Nhưng một điểm mà cá nhân tôi và các bạn trong nhóm Đối thoại giáo dục hơi tiếc là trọng tâm cải cách giáo dục đáng ra giáo dục đại học là khâu yếu nhất lại không ai đả động gì đến. Rõ ràng đây mấu chốt cần phải giải quyết vì giáo dục đại học quyết định sự phát triển của đất nước bởi đào tạo con người cho xã hội.

Không có lí do gì xã hội VN hàng năm bỏ ra hàng tỷ USD cho con em đi học mà không xây được một trường đại học cho ra hồn. Để có trường ĐH “ra hồn” thì mất khoảng 1 tỷ USD nhưng mỗi năm cả xã hội mất mấy tỉ USD để gửi con em đi học. Tại sao hơn 80 triệu người mà chúng ta không dồn sức được để làm một trường ĐH cho “ra hồn”.

Cũng đã có một số đại học quốc tế được thành lập cũng tạo ra một số hy vọng nhưng hiện chưa có gì chứng tỏ những trường đó đạt được mong muốn ban đầu.

Phải chăng ở những nước phát triển, tư duy nhận thức của người dân về bằng cấp khác hơn, bớt nặng nề hơn Việt Nam chúng ta?

Tư duy của xã hội cũng là một phần. Nhưng bản chất phần giáo dục đại học mình còn yếu kém, cả về trình độ giáo viên, trình độ tổ chức, về kinh phí. Do vậy cần một sự nỗ lực vô cùng lớn.

Tôi không có ý định phê bình chỉ trích bất cứ ai nhưng thực trạng hiện nay là như vậy. Chính vì vậy tôi nghĩ chuyện bỏ quên giáo dục đại học, tập trung vào giáo dục phổ thông có lẽ là điểm cần xem lại.

Trong khi đó với người dân, họ quan tâm nhiều vào giáo dục phổ thông bởi có cảm giác là đến bậc ĐH họ hơi không còn đủ trình độ để đánh giá giáo dục ĐH nữa. Họ coi là con cái sau 18 tuổi thì chúng nó tự lo, chỉ biết bỏ tiền ra cho con đi học.

Nhà nào có khả năng tài chính cao hơn thì cho con đi du học nước ngoài là xong. Nó không có sự bức xúc gì về giáo dục ĐH, nhưng theo tôi về khách quan thì giáo dục ĐH có vô cùng nhiều vấn đề.

Nhưng có thể do việc cải cách giáo dục đại học hiện nay quá khó, thưa GS?

Cải cách có thể không nhất thiết phải làm ngay nhưng cần có quy trình suy nghĩ, tranh luận, đưa vấn đề ra để tạo sự đồng thuận trong xã hội, và biết đang làm cái gì.

Những cải cách không thể thực hiện đơn thuần chỉ bởi một ông Bộ trưởng có ý nghĩ phải làm thế này thế kia là xong mà phải có quá trình dân chủ để tạo sự đồng thuận xã hội, đồng thuận của các trường ĐH. Cùng chung tay vào việc mà ông Bộ trưởng định ra thì mới thành công được.

Bởi đó không phải chỉ là một quyết định hành chính. Bản thân Bộ GDĐT chưa chắc có thể bắt tất cả các trường, ra lệnh cho họ làm như thế này như thế kia được. Cần có quá trình thay đổi, tìm cái xấu, cái tốt và đưa biện pháp để tạo chuyển biến dần dần và mọi người đồng ý phải làm như thế. Vì làm cái gì cũng cần thấy rằng để đạt được lợi ích cũng cần có hy sinh và họ phải chấp thuận với sự hy sinh đó.

Thực ra không rầm rộ như giáo dục phổ thông nhưng thấy giáo dục ĐH cũng đã có những bước đi đổi mới nhất định như vừa qua ban hành Luật giáo dục ĐH, rồi giao sự tự chủ cho các trường ĐH, tự chủ tuyển sinh sắp tới,… GS cho rằng giáo dục ĐH vẫn đang bị “bỏ quên”, vậy ông kỳ vọng điều gì hơn?

Thực sự tôi nghĩ trường đại học cần sự ủng hộ mạnh hơn của xã hội.

Ngay như ở việc tự chủ, về nguyên tắc của việc cho các trường tự chủ là tốt, và có lẽ đó là chìa khóa cho thành công tương lai. Nhưng tự chủ mà đồng nghĩa với việc nhà nước không ủng hộ ngân sách thì trường có thể sẽ chết. Tự chủ mà giảm ngân sách, không cho tăng học phí thì các trường làm sao sống được. Còn tăng học phí lại tạo bất bình trong dân nên cảm giác rất khó. Hi vọng xã hội ủng hộ hơn giáo dục đại học, phải hiểu đó là cái quyết định tương lai của đất nước.

Như ở nước ngoài, tác động của xã hội đến giáo dục là rất lớn nhưng cảm tưởng ở Việt Nam hình như đang đi ngược lại, giáo dục đang tác động đến xã hội. Cứ cái gì có vấn đề bất cập trong xã hội thì lại đổ tại do giáo dục đang có vấn đề. GS nghĩ như thế có công bằng?

Thực sự tôi cảm thấy xã hội Việt Nam cũng hơi quá, giáo dục và đặc biệt giáo dục đại học không mạnh vì xã hội không ủng hộ. Lấy ví dụ như nước Mỹ, một trong những điểm mạnh của giáo dục, làm nên sức mạnh nước họ bởi giáo dục được ưu ái, ủng hộ của người dân, của những người giàu, người có tiền. Vì thế mà trong khi hiện nhiều nước vẫn trong bờ vực khủng hoảng kinh tế nhưng Mỹ đã phục hồi rất nhanh.

Trong những bước đi đổi mới với giáo dục ĐH, cách đây mấy năm Bộ GD-ĐT có Đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ nhằm mục đích nâng chất lượng giảng viên giáo dục ĐH. Nhưng dường như kết quả không như mong đợi. Vậy theo GS, lỗi của câu chuyện giải bài toán nhân lực cho các trường đại học ở đâu?

Tôi có trình bày một lần về những quy trình trong tuyển dụng nhân sự cho giáo dục đại học. Một trong những phương pháp các trường vẫn áp dụng lâu nay là tuyển dụng tập trung, giống như nước Nga ngày xưa giờ đã lỗi thời.

Còn những vấn đề báo chí “tấn công” quá nhiều về cái chủ trương 20.000 tiến sĩ, nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng thực ra chủ trương này không sai. Tất cả các ĐH trên thế giới đều tuyển giảng viên có trình độ từ tiến sĩ, không thể nào tuyển cử nhân dạy cử nhân. Hiện tại ở Việt Nam thì theo tôi đúng là chuyện cần 20.000 là hiển nhiên cần có, không có gì phải bàn cãi.

59168

Không nên coi đó như là chuyện tiếu lâm mà cái chính là chất lượng tiến sĩ như thế nào. Tôi tin tưởng chìa khóa cho phát triển ĐH Việt Nam là qua sự tự chủ, phân tầng. Làm sao trong đại học phải có một vài trường đại học rất mạnh cả về khoa học, nghiên cứu, mạnh cả về tài chính.

GS đánh giá như thế nào về việc phân tầng và xếp hạng các trường ĐH nước ta và với việc cho rằng giáo dục ĐH đang yếu kém thì việc này có thể nảy sinh bất cập gì?

Tôi nghĩ phân tầng, xếp hạng trường ĐH là cần thiết nhưng liệu nhà nước có phải là có vai trò trong việc đó hay không thì tôi không được tin tưởng lắm. Hãy để cho xã hội, hay những tổ chức độc lập làm việc đó. Uy tín của một trường ĐH là do xã hội đánh giá chứ không phải do một cơ quan hành chính đánh giá.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

Theo Thanh Hùng/ ifonet.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Xem thêm
Phiên bản di động