--> -->

Góp phần định hướng nghề nghiệp từ sớm

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chốt phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 với 4 môn thi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo giáo viên, học sinh. Với phương án này, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực và nguyện vọng bản thân.
Cơ hội hiểu hơn giữa học và hành Lựa chọn môn học tổ hợp lớp 10: Cần lưu tâm tới định hướng nghề nghiệp

Gọn nhẹ, giảm áp lực

Thông tin cụ thể về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết, nguyên tắc xây dựng phương án tổ chức kỳ thi là gọn nhẹ, giảm áp lực cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội. Kỳ thi sẽ được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ.

Thí sinh thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Hình thức thi vẫn giữ ổn định như hiện nay, trong đó môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Phương thức xét công nhận tốt nghiệp được thực hiện kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Góp phần định hướng nghề nghiệp từ sớm
Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp THPT 4 môn.

Với việc chỉ thi 4 môn, quy định mới của Bộ GD&ĐT đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ đông đảo học sinh, giáo viên. Với phương án này, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân.

Bày tỏ niềm vui khi phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã chính thức được “chốt”, Phạm Đức Hà (học sinh Trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Sau nhiều ngày thấp thỏm, chờ mong kể từ khi Bộ GD&ĐT lấy ý kiến bàn phương án thi tốt nghiệp THPT, đến nay, chúng em đã thở phào nhẹ nhõm. Đây là phương án mà chúng em mong chờ nhất, vì số lượng môn thi ít nhất, trong đó chỉ có 2 môn thi bắt buộc, 2 môn thi còn lại được tự chọn trong số các môn học ở lớp 12. Chúng em cũng rất mừng vì phương án thi đã được công bố đúng kế hoạch, giúp học sinh có thời gian và yên tâm chuẩn bị tốt cho các môn mình dự định sẽ lựa chọn để đăng ký dự thi”.

Cùng tâm trạng, Phạm Vân Anh (học sinh Trường THPT Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm) bày tỏ: “Ngay từ những ngày đầu khi có thông tin Bộ GD&ĐT thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, em đã ủng hộ phương án 2 + 2. Phương án này không chỉ giúp chúng em giảm áp lực thi cử mà quan trọng hơn, chúng em có thời gian cũng như điều kiện để lựa chọn môn học phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp trong tương lai”.

Xây dựng lộ trình học tập phù hợp

Bên cạnh sự phấn khởi khi phương án thi tốt nghiệp THPT mong muốn được phê duyệt, Phạm Đức Hà cho biết, em đã bắt đầu xây dựng lộ trình để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng vào năm tới. “Phương án này được phê duyệt đồng nghĩa với việc chúng em sẽ là khoá học sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo phương án mới. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, em sẽ cân nhắc lựa chọn những môn học phù hợp với năng lực cũng như khối, ngành mà bản thân muốn xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học”, Đức Hà thông tin.

Cũng mang tâm thế của lứa học sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo phương án mới, Phạm Vân Anh bày tỏ, em sẽ xem xét lựa chọn môn học phù hợp. “Với dự định sẽ học ngành Sư phạm Ngữ Văn nên các môn em ưu tiên lựa chọn thi tốt nghiệp THPT sẽ nghiêng về khối Xã hội. Tuy nhiên, em vẫn cần thời gian cân nhắc lựa chọn. Một khi lựa chọn xong, em sẽ đặt trọng tâm ôn tập vào các môn xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học. Riêng với các môn khác, em vẫn sẽ duy trì việc học tập như thường ngày vì với em môn học nào cũng rất quan trọng và cần thiết”, Vân Anh chia sẻ.

Không chỉ vạch ra định hướng về việc lựa chọn môn học, cách học phù hợp với phương án thi tốt nghiệp THPT mới, các học sinh này còn bày tỏ mong muốn sớm có đề thi minh họa để có thể chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi quan trọng vào năm tới.

Trước băn khoăn việc đưa Ngoại ngữ đang là môn thi bắt buộc thành là môn thi tự chọn từ năm 2025 sẽ khiến học sinh chểnh mảng, Phạm Hồng Minh (học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) cho rằng, mỗi môn học đều có vai trò trong cuộc sống. Vì thế, việc thi hay không thi một môn học nào đó không có nghĩa là học sinh sẽ chểnh mảng các môn còn lại. Bên cạnh đó, với quy định xét tốt nghiệp bằng phương thức kết hợp cả kết quả thi và kết quả đánh giá quá trình học thì học sinh khó thể lơ là trong quá trình học.

Theo cô giáo Nguyễn Thu Hải (giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, quận Đống Đa), phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 không chỉ giảm áp lực mà còn giúp học sinh phát huy tối đa năng lực. Phương án này không ảnh hưởng nhiều tới việc dạy học Ngoại ngữ và tin rằng sẽ có nhiều học sinh chọn Ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp.

Theo Bộ GD&ĐT, 2+2 là phương án tổ chức thi gọn nhẹ, giảm tải nhất. Đại đa số ý kiến thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực ủng hộ phương án 2+2. Các thành viên Hội đồng đã phân tích, làm rõ những ưu việt của phương án 2+2 như: Đáp ứng chủ trương giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội; không gây nên sự mất cân bằng giữa việc chọn khối Khoa học Xã hội và khối Khoa học Tự nhiên; tạo điều kiện giúp học sinh phát huy năng lực, sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018...

Phạm Thảo

Nên xem

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.
Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang được lấy ý kiến, phản ánh một cách tiếp cận khác với giáo dục, mong muốn đặt người học lên hàng đầu và là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục.
4 tuyển thủ Việt Nam được chọn đối đầu Manchester United trong đội hình ASEAN All-Stars

4 tuyển thủ Việt Nam được chọn đối đầu Manchester United trong đội hình ASEAN All-Stars

Liên đoàn bóng đá (LĐBĐ) Việt Nam (VFF) vừa xác nhận 4 tuyển thủ quốc gia sẽ góp mặt trong đội hình Các Ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars) thi đấu giao hữu với CLB danh tiếng Manchester United vào ngày 28/5 tới tại Sân vận động Bukit Jalil (Malaysia).
Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.
Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt là việc tuân thủ quy định về thời gian làm việc và điều kiện sức khỏe của tài xế.
Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới "lao dốc" đã kéo giá vàng miếng SJC trong nước giảm sâu gần 2 triệu đồng/lượng trong chiều nay (8/5).

Tin khác

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.
Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang được lấy ý kiến, phản ánh một cách tiếp cận khác với giáo dục, mong muốn đặt người học lên hàng đầu và là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục.
Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, học viên, sinh viên về nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Liên quan đến sự việc vữa trên trần lớp học rơi xuống khiến một học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm) bị rạn mắt cá chân, chiều 7/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã có thông tin chính thức.
Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Với gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục là Hội đồng thi tốt nghiệp THPT có quy mô lớn nhất cả nước.
Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Qua gần 3 năm triển khai, đến nay, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao chất lượng, giảm khoảng cách giáo dục giữa các đơn vị, địa phương.
Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"

Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"

Ngày 6/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động