-->

Gốm Việt trải qua các thời kỳ lịch sử

Khoảng sau thế kỷ thứ X, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng các nhà nước phong kiến. Đồ gốm là ngành nghề thủ công rất quan trọng, đóng góp vào đời sống kinh tế xã hội, nhất là kinh đô Thăng Long.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Tinh hoa gốm Việt nhìn từ bộ sưu tập An Biên

Gốm sứ qua góc độ lịch sử

Cách ngày nay hơn 2.000 năm, trên nền tảng truyền thống gốm Đông Sơn, người Việt đã tiếp thu kỹ thuật làm gốm men tiên tiến đương thời của Trung Hoa (làm khuôn, gắn chắp các thành phần sau đồ khuôn, tráng men và nung với nhiệt độ cao trong lò), phát triển quy mô, tổ chức sản xuất, tạo ra dòng gốm mang sắc thái riêng và đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có nghề sản xuất đồ gốm men ra đời sớm và phát triển liên tục. Đây là những cơ sở, nền tảng để hình thành nên các dòng gốm men phát triển ở các thời kỳ sau đó, đặc biệt là từ thời Lý - Trần.

Ông Trần Đình Thăng, nhà sưu tập có 50 hiện vật gốm sứ được trưng bày tại cuộc triển lãm “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, những hiện vật này tái hiện rõ nét lịch sử phát triển gốm sứ trong những giai đoạn đầu tiên cho đến thời kỳ thịnh vượng nhất (thế kỷ XV-XVII).

Gốm Việt trải qua các thời kỳ lịch sử
Ông Trần Đình Thăng - Giám đốc Công ty TNHH Nhật Việt - Nhà sản xuất dép Vento Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên, chủ của bộ sưu tập chia sẻ: “Điều tôi tự hào nhất là có trong tay 2 chiếc liễn mua từ năm 1986, nằm trong bộ sưu tập gốm men trắng thời Lý. Hai liễn men trắng thời nhà Lý ở thế kỷ XI-XIII được các hội di sản văn hóa, các nhà khoa học và lãnh đạo bảo tàng Lịch sử Quốc gia đánh giá là tương đối quý hiếm. Theo các nhà khoa học thì đôi liễn này đã được dùng trong các quốc tự hoặc là hoàng gia.”

Trên cơ sở kiến thức từ cuốn “Gốm Việt Nam - một truyền thống riêng biệt” của hai nhà sưu tầm người Mỹ, ông Trần Đình Thăng đã đi khắp Việt Nam và nước ngoài để mua bằng được tất cả những hiện vật xuất hiện trong cuốn sách đã nêu. Với những hiện vật thu thập qua nhiều năm tháng, ông cảm thấy rất vinh dự khi được đóng góp vào bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam.

Ông Thăng cũng cho biết, bộ sưu tập được đặt tên An Biên là tên của một địa danh cổ ở vùng đất Hải Phòng. Ngoài những hiện vật có mặt ở bảo tàng, tại nhà riêng ông còn có gần 500 cổ vật mang rất nhiều chất liệu gốm, sứ, đồng, gỗ,... Đặc biệt có 100 bức tượng mang giá trị rất lớn về mỹ thuật.

Gốm Việt trải qua các thời kỳ lịch sử
Liễn hoa nâu thế kỷ 11-12 nằm trong giai đoạn đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần.

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, Trưởng phòng trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đồ gốm đã ra đời cách nay khoảng 7.000 - 8.000 năm và khoảng trên dưới 4.000 năm thì người nguyên thủy ở Việt Nam bước vào thời hậu kỳ đồ đá mới. Giai đoạn thế kỷ XI-XIV, đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần đã phát triển mang tính độc lập, khám phá những đề tài trang trí mang đậm tính bản địa của người Việt, tạo nên một trong những trang sử rực rỡ nhất của truyền thống sản xuất gốm sứ Việt Nam với loại hình phổ biến là: liễn, ấm, đài sen, âu, bát, đĩa.... sản xuất phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng từ cung đình đến dân gian. Đặc biệt, thời kỳ này đã hình thành và phát triển các dòng gốm men phong phú, đa dạng như: gốm men trắng, gốm men ngọc, gốm men xanh lục, gốm men nâu, gốm hoa nâu và cuối thế kỷ XIV xuất hiện gốm hoa lam.

Được coi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, thế kỷ XV-XVII, gốm Việt Nam đã biết nắm bắt các mối quan hệ giao lưu thương mại giữa nhiều nước trên thế giới. Đồ gốm trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được sản xuất nhiều chủng loại có trình độ kỹ thuật cao với các loại hình chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ (bát, đĩa, âm, ang, hộp lư hương, tượng nghệ, chân đèn...), dòng men tiêu biểu là hoa lam, nhiều màu, lam xám, với đề tài trang trí chủ yếu là rồng, phượng, mây, nghê... Một số trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng thời kỳ này: Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Nam Sách, Bình Giang (Hải Dương)...

Cho đến thế kỷ XVIII- XIX, là thời kì của gốm Bát Tràng. Những biến động của lịch sử khiến các trung tâm sản xuất gốm dần lụi tàn từ thế kỷ 18. Đậm tính truyền thống và riêng biệt, trung tâm sản xuất gốm Bát Tràng đã trải qua những giai đoạn lịch sử khó khăn để tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay, trở thành một bảo tàng sống động về gốm sứ Việt Nam. Tiêu biểu của gốm Bát Tràng là các dòng: men rạn, rạn lam... và chủ yếu là loại hình: đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ, đồ trang trí, đồ đặt hàng phù hợp thị hiếu người dùng đương thời như: lư hương, ấm, bình vôi, tượng nghê...

Đóng góp từ bộ sưu tập tư nhân

Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, GS.TS Phạm Quốc Quân đánh giá rất cao về 70 cổ vật gốm sứ đang được trưng bày tại Bảo tàng, nhất là những hiện vật thời Lý. Ông cũng cho rằng bộ sưu tập đồ gốm men trắng thời Lý có họa tiết rất phóng khoáng, không bị bó chặt như những thiết kế trước đó.

PGS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu di sản văn hoá cho rằng, từ trưng bày “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên" cho thấy, văn hóa Việt Nam không phải là “cái đuôi” của bất kỳ nền văn hóa nào khác. Đó cũng là đường đi đúng nhất mà Đảng và nhà nước đã chỉ ra là hòa nhập chứ không hòa tan. Theo ông thì triển lãm gốm sứ giống như một bệ đỡ về tư tưởng, để Việt Nam không phải là “cái đuôi” của nền văn hóa khác.

Gốm Việt trải qua các thời kỳ lịch sử
Khu vực trưng bày bộ sưu tập gốm men trắng thời Lý.

Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Thị Thu Hoan chia sẻ: “Đối với Bảo tàng, việc tổ chức các triển lãm chuyên đề diễn ra rất thường xuyên. Kể cả sự hợp tác với các bộ sưu tập tư nhân, trước đây Bảo tàng cũng đã tổ chức rất nhiều lần. Tuy nhiên có một điều khác biệt cho trưng bày gốm lần này là một bộ sưu tập có đầy đủ được các loại hình gốm, trải dài suốt lịch sử 2.000 năm của Việt Nam. Trong đó có cả những hiện vật rất quý hiếm, xứng đáng là bảo vật quốc gia. Sự quý hiếm này không phải bộ sưu tập nào cũng có được.”

“Tôi đánh giá bộ sưu tập tại Bảo tàng khá đầy đủ về loại hình và các giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như quá trình phát triển của đồ gốm Việt Nam gắn liền với dân tộc. Đặc biệt, những sản phẩm gốm được trưng bày thể hiện quá trình tiếp thu sáng tạo và để có thể tạo ra những dòng gốm riêng biệt cho Việt Nam; đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có lịch sử ra đời sớm và tồn tại liên tục; có những thời kỳ đỉnh cao của đồ gốm men trong trường quốc tế. Nhờ vào đó, Bảo tàng đưa tới công chúng thông điệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là của tất cả chúng ta”, bà Thu Hoan nhấn mạnh.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động