-->

Góc khuất của những cuộc sáp nhập ngân hàng

Quy mô lớn hơn nhưng nặng nợ xấu, nhân sự đông đảo nhưng vênh nhau về năng lực, hệ thống công nghệ không đồng nhất và áp lực sụt giảm lợi nhuận... là những điều mà các ngân hàng phải xử lý sau "hôn nhân".
ĐHCĐ bất thường Sacombank: Hoàn tất thủ tục sáp nhập với SouthernBank
Sẽ có hơn 10 ngân hàng bị “xóa tên” khỏi thị trường
Sáp nhập PGBank, Vietinbank sẽ được và mất gì?
Thống đốc NHNN chấp thuận việc sáp nhập MHB vào BIDV
Bùng nổ sáp nhập ngân hàng

Những tháng đầu năm 2015, làn sóng mua bán, sáp nhập ngân hàng tiếp tục nóng với hàng loạt cặp đôi chính thức được công nhận hôn ước như MHB - BIDV, PG Bank - Vietinbank, Mekong Bank - Maritime Bank và Southern Bank - Sacombank.

Cái lợi ai cũng nói sau những cuộc hôn nhân này là sự ổn định chung của toàn thị trường. Các ông chủ nhà băng cũng say sưa nói đến cơ hội tăng trưởng thần tốc về quy mô để thuyết phục các cổ đông. Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà khẳng định, để phát triển được mạng lưới như con số của MHB hiện nay, ngân hàng có thể phải mất 7 năm. Thay vào đó, giao dịch sáp nhập với MHB sẽ giúp ngân hàng tăng trưởng mạnh về tổng tài sản, vốn điều lệ, mạng lưới...

Với "ông lớn" VietinBank, Chủ tịch Nguyễn Văn Thắng đầy tự tin tuyên bố tiếp tục là nhà băng có vốn chủ sở hữu đứng đầu hệ thống sau khi nhận thêm PG Bank. Theo đó, tổng tài sản của ngân hàng này sẽ tăng thêm 25.000 tỷ đồng, vốn thêm 3.000 tỷ đồng; nợ tín dụng tăng thêm 15.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng 18.000 tỷ đồng.

Habubank-2126-1436868275.jpg
Sau khi tiếp quản Habubank, SHB đã phải "ngày đêm đau khổ" giải quyết nợ xấu. Ảnh: Anh Quân

Trước đây, khi đưa ra lý do nhận sáp nhập Habubank, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết SHB mất ít nhất 5 năm để có được mạng lưới của "đối tác", nhưng nhờ kết hợp có thể rút ngắn được xuống 3 tháng, tiết kiệm được chi phí và thời gian.

Việc Sacombank nhận sáp nhập Southern Bank mới đây được Phó chủ tịch Trầm Bê cho rằng, thương vụ thành công sẽ giúp Sacombank được sở hữu hệ thống chi nhánh hơn 600 điểm giao dịch trải dài trên cả nước và tại Campuchia, Lào (của Phương Nam hơn 140 điểm, Sacombank hơn 428 điểm) cùng hơn 4.000 nhân viên Southern Bank đã được đào tạo, mà nếu không sáp nhập, Sacombank nhiều khi bỏ ra 5.000-10.000 tỷ đồng cũng chưa chắc có được.

Đến nay, sau hàng loạt những vụ sáp nhập, điểm cộng về mạng lưới là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, đánh đổi lại, không ít nhà băng đã khốn khổ vì nặng nợ hơn rất nhiều.

SHB là một ví dụ. Khi tiếp quản Habubank, nợ xấu của nhà băng này từ dưới 3% ngay lập tức vọt lên tới hai con số. Ngay sau khi nhận Habubank, ngân hàng này chuyển từ lãi sang lỗ hơn 1.100 tỷ đồng hồi quý III/2012. Sau đó, SHB dần có lãi trở lại, nợ xấu cũng giảm dần từ 9%, 7% rồi 3%, nhưng nói như bầu Hiển, ông và các nhân viên phải "ngày đêm đau khổ" vì nợ xấu của Habubank.

Trong cuộc họp cổ đông bất thường của Sacombank mới đây, nhiều cổ đông không giấu được sự lo lắng khi nhận đối tác sáp nhập là Ngân hàng Phương Nam có tỷ lệ nợ xấu khá cao. Do đó, họ sợ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của ngân hàng sau sáp nhập.

Nợ xấu Sacombank hiện là 1,5% trên tổng dư nợ, trong khi nợ xấu của Southern Bank cuối tháng 12/2013 công bố là 3,39%. Báo cáo Kiểm toán Nhà nước công bố ngày10/7/2015 dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho thấy, tỷ lệ nợ xấu thực tế tại Southern Bank tại 30/6/2012 là 45,6%, tháng 11/2013 lên tới 55,31%.

Lãnh đạo Sacombank cho biết, số nợ này đã được đối tác Southern Bank xử lý một phần lớn, số còn lại đa phần đủ tài sản đảm bảo và có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, để xử lý được phần cứ cho là nhỏ còn lại cũng không đơn giản vì ít nhiều sẽ làm chậm quá trình phát triển đang rất tích cực của Sacombank. Trong đề án chi tiết sáp nhập vừa được Sacombank công bố cho thấy, dự kiến năm 2015 Sacombank sẽ phải trích lập hơn 1.800 tỷ đồng dự phòng; năm 2016 là 3.109 tỷ đồng và năm 2017 sẽ trích lập trên 5.200 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro.

Đó là chưa kể sự vênh nhau về năng lực nguồn nhân sự cũng như nền tảng công nghệ thông tin giữa hai ngân hàng sáp nhập. Trao đổi vớiVnExpress, lãnh đạo một nhà băng tâm sự: "Khi sáp nhập, nguyên tắc đầu tiên phải cam kết là giữ nguyên nhân sự. Tuy nhiên, năng lực của không ít nhân sự tại ngân hàng yếu kém vốn đã rất tệ. Nỗi khổ của chúng tôi khi ấy là làm sao tận dụng được nguồn nhân lực này mà không cồng kềnh bộ máy, tốn kém chi phí".

Với nhiều trường hợp sáp nhập gần đây, lãnh đạo các ngân hàng đã có quan điểm khá "rắn" trong câu chuyện nhân sự để tránh việc phải "ôm rơm nặng bụng". Như VietinBank, ngay trong đề án sáp nhập với PG Bank, đơn vị này khẳng định sẽ sàng lọc lại năng lực của từng người trong sau 6 tháng đầu tiên.

Mua bán, sáp nhập ngân hàng là chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, giúp ngân hàng sau sáp nhập tăng trưởng vượt bậc về quy mô, cộng hưởng thế mạnh của cả hai, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường, đồng thời giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là hiệu quả phát huy của ngân hàng sau tái cơ cấu.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận, hầu hết các ngân hàng sau sáp nhập phải "ôm" và xử lý khối nợ xấu rất lớn nên đương nhiên khó đạt kế hoạch kinh doanh như kỳ vọng. "Nhiều ngân hàng khổ vì khoản nợ xấu này, nó là yếu tố tác động rất tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng", ông Hiếu nói.

Trong đề án sáp nhập, Vietinbank vẫn tỏ ra khá tự tin khi đưa ra dự kiến lợi nhuận từ năm 2015 đến 2017 sẽ tăng dần, lần lượt từ 0% lên 3% và 4%. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, kế hoạch này có vẻ hơi lạc quan, đặc biệt sau khi đơn vị này nhận sáp nhập PG Bank, rồi còn phân tán nguồn lực đi gánh gồng thêm 2 ngân hàng yếu như Ocean Bank và GP Bank theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 4 năm trở lại đây, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank liên tục giảm. Năm 2011 lãi trước thuế 8.392 tỷ, năm 2012 còn 8.168 tỷ, năm 2013 7.750 tỷ và năm 2014 còn 7.302 tỷ đồng.

Dù hiện nay, Vietinbank chủ yếu đóng góp ở khâu nhân lực khi gửi cán bộ cốt cán "biệt phái" GP Bank, Ocean Bank nhưng việc phải gánh gồng hai ngân hàng yếu kém, âm hàng nghìn tỷ đồng vốn điều lệ khiến nhiều chuyên gia lo ngại có thể sẽ khiến các mục tiêu tham vọng của Vietinbank bị ảnh hưởng.

Tương tự là trường hợp Sacombank, để tạo ra một định chế tài chính có vốn điều lệ gần 19.000 tỷ đồng và được Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng - đại diện cổ đông lớn chiếm gần 9,8% vốn Sacombank nhận định, trong 3-5 năm tới, không có ngân hàng cổ phần nào có thể bắt kịp quy mô này thì trong thời gian đầu (dự kiến 3 năm), nhà băng này cũng phải đánh đổi bằng lợi nhuận.

Kế hoạch lợi nhuận 2015 đã được đại hội đồng cổ đông Sacombank thông qua ở mức 3.000 tỷ đồng trước thuế, nhưng với việc sáp nhập Phương Nam và mức dự phòng rủi ro lớn nên Sacombank đã dự kiến kết quả hoạt động trong 3 năm đầu sáp nhập giảm. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2015 lùi về khoảng 1.000 tỷ đồng (sau thuế 782 tỷ đồng); năm 2016 là 1.132 tỷ đồng (sau thuế 883 tỷ đồng) và năm 2017 đạt 1.333 tỷ đồng (1.039 tỷ đồng sau thuế).

Một chuyên gia cũng đưa ra nhận xét rằng, sự thành công của mỗi thương vụ sáp nhập giữa các ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song trên hết là lợi ích tạo ra cho hai bên, cho nền kinh tế, cho xã hội. "Nếu chúng ta muốn hình thành nên những quả đấm thép, những ngân hàng tầm cỡ ngang các ngân hàng khu vực, thì phải hết sức thận trọng trong cách đánh giá tiền sáp nhập cũng như chiến lược điều hành của ngân hàng hậu sáp nhập, chứ không đơn thuần chỉ là bài toán 1 cộng 1 bằng 2 đơn thuần", vị này nói.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 14/1, có 24 bộ, cơ quan Trung ương và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước

Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước

(LĐTĐ) Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố do cơ quan Thuế thành phố Hà Nội quản lý thu thực hiện cả năm 2024 là 479.034 tỷ đồng, đạt 125,6% dự toán pháp lệnh, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023, tiếp tục dẫn đầu toàn quốc về số thu nội địa.
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (18/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,45%, đạt mức 109,41.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo nghỉ giao dịch 5 ngày nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, bắt đầu từ ngày 27/1 và tổ chức giao dịch trở lại vào ngày 3/2.
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ

Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ

(LĐTĐ) Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sắm sản phẩm trên các nền tảng số, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Vì vậy, việc chuyển mình trong hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nghề truyền thống là xu thế tất yếu.
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 15/1 tới, sẽ chính thức đưa 12 triệu cổ phiếu DDB của CTCP Thương mại và Xây dựng Đông Dương vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.300 đồng/cổ phiếu.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

(LĐTĐ) Theo quy định, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh ngưỡng nợ thuế để đủ điều kiện thông báo hoãn xuất cảnh.
Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính

Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính

(LĐTĐ) Chiều 7/1, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý IV năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động