-->

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đề án nói trên của Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM đã đưa ra 14 nhóm giải pháp, tập trung vào các "điểm nghẽn" về nhóm đất đưa vào làm dự án nhà ở thương mại có nguồn gốc là đất ở của hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (gọi tắt là giấy chứng nhận) theo Luật Đất đai; việc áp dụng quy hoạch chi tiết xây dựng khi xác định giá đất; dự án có diện tích công trình công cộng phục vụ nội khu không phải bàn giao cho Nhà nước.

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM
Công tác xác định giá đất là "điểm nghẽn" từ lâu nay tại TP.HCM.

Các nhóm vấn đề về diện tích đất do Nhà nước quản lý; thời điểm xác định giá đất; trường hợp có khác biệt về thời hạn sử dụng đất so với thời hạn của dự án đầu tư; quyết định giao đất, cho thuê đất ghi nhận thời điểm sử dụng đất trước thời điểm ban hành quyết định.

Ngoài ra, đề án cũng đề cập đến các nhóm giải pháp về vấn đề đính chính các thuật ngữ chưa phù hợp trong các quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các trường hợp chậm nộp nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; các trường hợp chưa nộp tiền sử dụng đất, dự án kéo dài nhưng được gia hạn tiến độ thực hiện dự án; các hồ sơ có liên quan về nghĩa vụ nhà ở xã hội; các hồ sơ không phát sinh nghĩa vụ tài chính.

Thành phố cũng sẽ có giải pháp cụ thể đối với nhóm vấn đề các trường hợp dự án đang bị các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán yêu cầu cung cấp hồ sơ, yêu cầu giải trình; các hồ sơ cần thực hiện xác định lại giá đất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Theo tính toán của Sở TNMT TP.HCM, nếu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc sẽ có khoảng hơn 100 hồ sơ dự án được giải quyết với khoảng hơn 80.000 giấy chứng nhận sẽ được cấp, nguồn thu mang lại cho ngân sách khoảng hơn 80.000 tỷ đồng.

Theo nhận định của Sở TNMT TP.HCM: Thời gian qua do liên quan đến việc xác định giá đất nên có nhiều dự án chưa triển khai thực hiện được. Sự bế tắc trong công tác trình và thẩm định giá đất cụ thể đã trở thành "điểm nghẽn" trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như quá trình phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố.

Đến nay có hàng trăm dự án bất động sản trên địa bàn Thành phố đang trong tình trạng đóng băng hoặc tạm dừng thủ tục pháp lý tiếp theo do công tác trình và thẩm định giá đất bị chậm trễ, kéo dài. Hệ lụy là các dự án đã không thể triển khai tiếp theo đúng quy hoạch, diện mạo đô thị kém tươi sáng. Các nhà đầu tư bất động sản gặp nhiều khó khăn do không thể đưa nguồn hàng ra thị trường để hoàn vốn đầu tư dẫn đến khả năng mất cân đối nguồn tài chính.

Hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra, xét xử nhiều vụ việc có liên quan đến vi phạm về đất đai, những quy định của pháp luật có liên quan khá phức tạp, chồng chéo, mâu thuẫn, khó hiểu, một số quy định mới ban hành chưa đủ để áp dụng, giải quyết những hồ sơ còn tồn đọng đang gặp vướng mắc. Đặc biệt trong thời gian qua đã có nhiều vụ việc mà các sở, ngành chuyên môn đã có những giải trình đảm bảo có cơ sở pháp lý nhưng không được các cơ quan bảo vệ pháp luật ghi nhận, dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ có tâm lý e ngại, đùn đẩy trách nhiệm, không dám mạnh dạn tham mưu, đề xuất để tháo gỡ vướng mắc về pháp lý đối với các dự án.

Hiện trên địa bàn Thành phố chưa đến 10 doanh nghiệp thật sự có thực hiện công tác thẩm định giá đất. Việc áp dụng nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau đối với cùng một dự án có khả năng sẽ ra nhiều kết quả khác nhau. Có hiện tượng một số đơn vị tư vấn “dễ làm, khó buông", hiện tượng “đi đêm” với nhà đầu tư để nhận thêm thù lao thẩm định giá ngoài quy định của hợp đồng thẩm định giá.

Số lượng hồ sơ dự án tồn đọng chưa xác định được giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố còn rất lớn, với gần 200 hồ sơ và có gần 80.000 nền đất, căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận có nguyên nhân từ việc chưa xác định được giá đất cụ thể, để người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM
Đề án "Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn TP.HCM” kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, hoàn thành.

Cùng với đó, quá trình xác định giá đất bị kéo dài nhiều năm làm tăng chi phi đầu tư kéo theo giá bất động sản tăng, vượt quá khả năng của người dân có nhu cầu về nhà ở, làm cho tình hình nhà ở đô thị vốn còn hạn chế lại càng trở nên căng thẳng hơn.

Công tác tham mưu xác định giá đất là công việc khá phức tạp, nhạy cảm; việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra có liên quan đến công tác xác định giá đất với nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức lo ngại nên không dám tham mưu, đề xuất, né tránh và đùn đẩy trách nhiệm hoặc tham mưu cầm chừng, vừa làm vừa nghe ngóng. Hệ lụy là xuất hiện tâm lý mất niềm tin từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, của người dân, làm giảm việc sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai trong đầu tư phát triển.

Trong gần 8 năm (từ năm 2015 là thời điểm Sở TNMT đảm nhận việc tham mưu xác định giá đất đến tháng 9/2023), Sở TNMT đã tham mưu trình và được Ủy ban nhân dân Thành phố (UBND) ban hành quyết định xác định giá đất phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 500 dự án. Đối với công tác tham mưu xác định giá đất cụ thể cho các dự án bất động sản, Sở TNMT đã tham mưu và được UBND Thành phố quyết định phê duyệt giá cho hơn 350 dự án.

Nguồn thu từ tiền sử dụng đất thông qua công tác xác định giá từ các dự án đạt khoảng 86.700 tỉ đồng, trung bình thu hơn 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Chưa kể các sản phẩm bất động sản hoàn thiện pháp lý, trong đó có công tác xác định giá đất, đã giúp nhà đầu tư và người dân thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê, qua đó phát sinh thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước với khoảng 40.000 tỷ đồng/năm, chiếm gần 8% tổng thu ngân sách của TP.HCM. Ngoài ra, thông qua công tác xác định giá đất đã cấp được khoảng 109.826 giấy chứng nhận, trung bình mỗi năm cấp khoảng hơn 13.000 giấy chứng chứng nhận.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

(LĐTĐ) Năm 2024, giá bất động sản tại các thành phố lớn vẫn “neo” ở mức cao. Thậm chí, phân khúc căn hộ tại nhiều địa phương còn liên tục thiết lập mặt bằng giá mới lên mức cao kỷ lục, khiến nhiều người dân, nhất là những người trẻ dù “thắt lưng buộc bụng”, nhưng vẫn gặp khó khăn khi muốn sở hữu nhà…
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

(LĐTĐ) Thời gian gần đây Sở Xây dựng Hà Nội và Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình liên tục đưa ra những thông tin cảnh báo về sự rủi ro của các dự án nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện giao dịch. Vậy cách nào để nhận biết bất động sản ở phân khúc này chưa đủ an toàn?
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

(LĐTĐ) Trong năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán, với giá dự kiến thấp nhất 65 triệu đồng/m2.
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, đến thời điểm này, vẫn chưa đánh thuế bất động sản thứ hai. Hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Còn theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao là hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 trong khi bất động sản ở các phân khúc đất nền, chung cư, nhà ở thương mại… đều tăng thì tại phân khúc bất động sản công nghiệp giá đất, giá nhà xưởng cho thuê chỉ tăng nhẹ. Các khu vực có sự kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện, pháp lý an toàn chính là điểm lựa chọn lý tưởng cho việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp.
UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tới dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

(LĐTĐ) Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

(LĐTĐ) Tây Hồ Tây tiếp tục là khu đô thị giá đất cao nhất Hà Nội, với hơn 113 triệu đồng mỗi m2, tăng 225% sau điều chỉnh, theo bảng giá của Thành phố.
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Sở Xây dựng thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra và rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn. Động thái này nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, đồng thời nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động