Gỡ khó để bứt phá trong phát triển năng lượng tái tạo
Nhiều thách thức
Năng lượng tái tạo hay thường được gọi khác là năng lượng tái sinh có thể hiểu là năng lượng được sản xuất từ những nguồn liên tục và gần như vô hạn như: Năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt…
Đáng nói, trong bối cảnh các nguồn tài nguyên tự nhiên dùng để sản xuất năng lượng như khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch… đang ở mức thoái hóa và suy giảm nghiêm trọng thì việc sớm phát triển năng lượng tái tạo là hết sức cần thiết. Góp phần giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Trong tương lai gần, nguồn năng lượng tái tạo sẽ có đóng góp đáng kể vào hệ thống vận hành điện lưới nước ta |
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo đa dạng và dồi dào. Hơn hết, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích khi chuyển dịch sớm sang phát triển nguồn năng lượng sạch này. Bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho biết: Ưu tiên sử dụng năng lượng hiệu quả và đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm.
Hơn hết, phát triển năng lượng tái tạo cũng trực tiếp góp phần bảo vệ khí hậu, sức khỏe cộng đồng, tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo, tạo cơ hội thu hút đầu tư và tạo việc làm cho các địa phương phát triển kinh tế, thúc đẩy sự tham gia và sáng tạo của người dân, doanh nghiệp tư nhân vào thị trường năng lượng sạch.
Đồng quan điểm này, ông Simon James, Cố vấn Chương trình khí hậu và năng lượng, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tại Việt Nam cho biết, năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn để đáp ứng được nhu cầu đang ngày một tăng nếu có chính sách thích hợp và được hỗ trợ về tài chính. Tuy nhiên, Cố vấn Chương trình khí hậu và năng lượng Simon James cũng chỉ ra không ít những thách thức cho ngành năng lượng tái tạo, trong đó đáng lưu tâm nhất nằm ở vấn đề vốn đầu tư.
Cụ thể, hiện chi phí đầu tư vẫn còn khá cao đối với một số công nghệ mới, do đó năng lượng tái tạo vẫn đang khó cạnh tranh với ngành nhiên liệu hóa thạch. Cùng với đó, những khó khăn như thiếu nhân lực có trình độ, công suất nối lưới kém… khiến nhiều dự án lớn bị trì hoãn.
Mở rộng vấn đề, ông Lê Hải Đăng, Trưởng Ban Chiến lược, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, với đặc thù năng lượng của Việt Nam hiện nay, 50% điện sử dụng do điện than đảm nhận. Trong các tháng đầu năm 2019, nguồn mặt trời đã bổ sung tốt cho cung cấp điện. Công suất tối đa ghi nhận 3.519MW, sản lượng phát 25-26 triệu kWh, tương đương 1 nhà máy điện than 1.200MW như Vĩnh Tân 1, 2, Duyên Hải 1.
Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Trưởng Ban Chiến lược EVN cho rằng, cần phải có các giải pháp, tính toán, xác định giới hạn công suất truyền tải trên đường dây 500kV Bắc Nam; bổ sung thêm các hệ thống bảo vệ đặc biệt (sa thải phụ tải theo điện áp, theo giới hạn ổn định).
Đồng thời, nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị tích trữ năng lượng. “Để đảm bảo cung cấp điện giai đoạn đến 2025, EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo cơ chế giá FIT (Giá bán điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo - PV) để có thể đưa vào vận hành thêm khoảng 12.700MW điện mặt trời và 7.200MW điện gió trong giai đoạn đến năm 2023.
Trong đó, sớm hoàn thiện và ban hành các quy định phát triển năng lượng tái tạo theo hình thức đấu thầu, nhằm tăng cường tính minh bạch và giảm giá mua điện từ các dự án” - ông Lê Hải Đăng chia sẻ.
Toàn cảnh buổi khai mạc Tuần lễ năng lượng Việt Nam 2019 diễn ra tại Hà Nội |
Đề cập đến việc phát triển hệ thống lưu trữ các loại năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Như hiện nay, các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng như ngân hàng lớn đang tập trung đầu tư, nghiên cứu sáng tạo ra hệ thống lưu trữ mới, đảm bảo môi trường. Khi hệ thống lưu trữ điện phát triển, thương mại hoá, giá hành hợp lý… năng lượng tái tạo có tương lai tươi sáng hơn.
Xu thế tất yếu
Khách quan nhìn nhận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực trên toàn thế giới, Việt Nam phải đối diện bài toán tìm nguồn năng lượng mới thì năng lượng tái tạo chính là nguồn năng lượng tất yếu, có thể sử dụng rộng rãi trong tương lai gần. Thậm chí, không ít chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng cho rằng, tương lai năng lượng tái tạo có thể dần thay thế các nguồn điện truyền thống.
Xác định rõ tầm quan trọng, từ năm 2017 đến nay, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo để thúc đẩy sản xuất và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian 2 năm, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện quốc gia tăng nhanh từ không đáng kể lên hơn 9% với 2 nguồn chủ yếu là điện gió và điện mặt trời. Đây là những thay đổi tích cực thể hiện sự nỗ lực cần được ghi nhận của người dân và chính phủ để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng truyền thống nhằm bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Chia sẻ thêm thông tin, ông Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Ban Tuyên Giáo Trung ương) cho biết: “Năng lượng tái tạo là tương lai của hệ thống điện. Điều quan trọng của chúng ta bây giờ là từng bước hoàn thiện quá trình chuyển dịch từ nguồn nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo để việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ đóng góp trực tiếp cho sự vận hành, phát triển của ngành điện mà còn mang lại những ảnh hướng tích cực đến đời sống – xã hội và sự phát triển chung của toàn nền kinh tế”.
Trước áp lực về nhu cầu năng lượng tăng cao, ngoài việc sử dụng điện tiết kiệm thì giải pháp sử dụng hệ thống điện mặt trời là một giải pháp hiệu quả |
Rõ ràng, với tiềm năng khá đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng để khai thác được các nguồn năng lượng này Việt Nam rất cần một sự đầu tư bài bản, cụ thể, đủ mạnh ở cấp quốc gia và phải đặt nó vào vị trí quan trọng nhằm tạo ra những tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách, kế hoạch, lộ trình phát triển cụ thể. Khó khăn, thách thức lớn nhất để phát triển nguồn điện này là cần có cơ chế chính sách ổn định và lựa chọn được chủ đầu tư có năng lực về tài chính, cũng như có kinh nghiệm đầu tư, triển khai thực hiện và khả năng thu xếp vốn tốt.
Đến tháng 4/2019, cả nước mới có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MW, nhưng đến hết tháng 7/2019, công suất điện mặt trời đã đạt 4.543,8MW. Với mức tăng kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17
Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có Tư lệnh mới
Tin mới 17/01/2025 11:43
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản
Tin mới 16/01/2025 06:00