Giữ vững thành quả, hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030
Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để chấm dứt bệnh lao Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững Việt Nam cam kết cùng thế giới chấm dứt bệnh lao toàn cầu |
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời gian qua, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao nhưng bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Hằng năm, có khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới và khoảng 1,4 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu, trong đó có khoảng 208.000 người chết do lao trong số những người nhiễm HIV.
Từ năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã tác động, làm gián đoạn công tác phát hiện và điều trị bệnh nhân lao. Cụ thể, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao trên thế giới năm 2020 cũng đã giảm khoảng 20%. Việt Nam cũng không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tỉ lệ phát hiện bệnh nhân lao trong năm 2020 tại nước ta cũng giảm hơn 3%.
![]() |
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao. (Ảnh minh họa) |
Theo báo cáo của WHO vào năm 2020, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao và là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính, tại Việt Nam, mỗi năm có 170.000 ca mắc mới, trong đó có 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc.
Điều đáng nói, các gia đình có bệnh lao đang phải đối mặt với những chi phí thảm họa, nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hằng năm của cả hộ gia đình. Thêm vào đó, 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, nhấn mạnh, Ngày thế giới phòng, chống lao (24/3) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao nhằm đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.
Ngày thế giới phòng, chống lao năm nay có chủ đề "Đồng hồ đã điểm" nhằm nhắc nhở toàn thế giới còn rất ít thời gian để hành động mới có thể về đích, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta là mỗi một giây, một phút trôi qua có bao nhiêu người đang chết vì bệnh lao.
Ngoài ra, chính sự kỳ thị, mặc cảm của xã hội đối với bệnh lao hiện vẫn đang đè nặng lên người bệnh khiến họ muốn giấu bệnh, không chịu đi khám. Do đó, trong công cuộc phòng, chống bệnh lao cần phải tạo ra làn sóng thay đổi.
Thay đổi trước tiên là từ phía người dân, phải truyền thông để giúp họ hiểu bệnh lao không đáng sợ như tưởng tượng. Bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi, đó không phải bệnh di truyền, nhưng là một bệnh lây truyền. Nếu không phát hiện kịp thời, người thân của những người bệnh sẽ là những người bị mắc đầu tiên.
"Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá tốt, cụ thể là vẫn giữ được tỷ lệ điều trị khỏi, điều trị thành công ở mức cao trên 90% với những ca mắc mới và trên 70% với những trường hợp lao kháng thuốc, trong khi thế giới là khoảng 56%. Việt Nam cần tiếp tục giữ vững thành quả, hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030", Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh.
Nhằm hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống lao tại Việt Nam (24/3), từ ngày 22/3 đến ngày 21/5, Chương trình chống lao quốc gia - Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin với cú pháp: TB gửi 1402 (20.000 đồng/tin nhắn, không giới hạn số lượng tin nhắn) nhằm tạo thêm cơ hội cho người bệnh lao được điều trị khỏi, giảm nguồn lây trong cộng đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47